Trong bài phát biểu mới đây, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc đă tuyên bố sẽ không xâm lược nước nào dù Trung Quốc có lớn mạnh tới đâu.
Tuyên bố này được Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc - Thường Vạn Toàn đưa ra tại cuộc gặp không chính thức với những người đồng cấp đến từ các nước ASEAN tại Bắc Kinh vào hôm qua ngày 16/10.
Giữa lúc t́nh h́nh Biển Đông đang căng thẳng, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc tuyên bố cam kết không xâm lược láng giềng
Ông Thường khẳng định lại ư kiến của lănh đạo cấp cao Trung Quốc rằng, dù nước này có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm lược các nước láng giềng. Tuyên bố này được đưa ra trong lúc nhiều nước khu vực, trong đó có các thành viên ASEAN, quan ngại về các bước đi ngày càng quả quyết của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền lănh thổ và chủ quyền Biển Đông.
Nhiều năm qua, Trung Quốc đặc biệt chú trọng xây dựng quân đội lớn mạnh, trong đó trọng tâm là nâng năng lực hải quân. Theo các sách trắng mà nước này công bố, chi tiêu quốc pḥng liên tục tăng ở mức hầu hết là hai con số qua từng năm. Đối với tranh chấp trên Biển Đông, Trung Quốc đang ráo riết bồi đắp các đá ngầm ở Trường Sa - quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam - và xây dựng các công tŕnh trên đó, gây bất b́nh cho các nước lân cận và liên quan.
Tuy nhiên, tướng Thường dường như đang ‘nói một đằng, làm một nẻo’ khi tiếp tục khẳng định đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực quốc pḥng, an ninh là một thành tố quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN. Đồng thời, vị Bộ trưởng Quốc pḥng này c̣n đề xuất xây dựng các cơ chế an ninh để thúc đẩy hợp tác quốc pḥng và tăng cường ḷng tin.
Đồng thời, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc cũng ngỏ ư muốn cùng ASEAN tập trận chung trên Biển Đông
Về t́nh h́nh Biển Đông hiện nay, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn ḥa b́nh, như tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế. Trong khi đó, phía ASEAN đề nghị thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đáng chú ư, khi nói về vấn đề Biển Đông, nơi có tuyên bố chủ quyền chồng lấn của nhiều nước, Bắc Kinh chủ trương đàm phán tay đôi với từng bên, trong khi các quốc gia ASEAN lâu nay cho rằng đây là vấn đề cần sự tham gia của nhiều phía.
Đặc biệt, theo nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ, cũng trong hội nghị không chính thức nói trên, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đă đề nghị Bắc Kinh và ASEAN tổ chức tập trận chung về cứu hộ cứu nạn trên biển. Ông Thường khẳng định tập trận chung là một cách giải quyết xung đột và kiểm soát nguy cơ trên Biển Đông.
Trước t́nh h́nh này, nhà phân tích William Choong của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) nhận định, hành động này của Trung Quốc là nhằm đối phó với làn sóng chỉ trích dữ dội nhắm vào các đảo nhân tạo mà nước này xây trái phép trên Biển Đông. Đồng thời, đây cũng có thể là cách để Trung Quốc hạ nhiệt t́nh h́nh Biển Đông trong bối cảnh hải quân Mỹ đang chuẩn bị tuần tra trong vùng 12 hải lư quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh trên biển Đông.
Nhiều ư kiến cho rằng, Trung Quốc làm vậy chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận sau khi liên tục bị chỉ trích là kẻ gây rối ở Biển Đông
Dù vậy, chuyên gia Choong thẳng thắn dự báo ư tưởng tập trận chung của Trung Quốc khó có thể trở thành hiện thực bởi “sẽ không có chuyện ASEAN đồng thuận về vấn đề này”. Được biết, một sĩ quan quân sự Philippines nhấn mạnh có thể Manila sẽ đồng ư tập trận chung với điều kiện đó là cơ hội để kiểm chứng xem Trung Quốc có quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp hay không.
Mặc khác, giới chuyên gia quốc tế nhận định việc Trung Quốc tổ chức hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng không chính thức với ASEAN và Diễn đàn Xiangshan sau đó là nhằm đánh bóng h́nh ảnh sau khi bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về chính sách gây hấn trên Biển Đông.
VietBF© Sưu tập