Sáng nay 16/8, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đă có lời tuyên bố lật ngược t́nh thế khiến dư luận ngạc nhiên. Theo đó ông ta tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng tổ chức các cuộc tập trận chung với một số quốc gia Đông Nam Á đang tranh chấp ở biển Đông. Liệu đây có phải là một giải pháp quá trễ khi Mỹ đă đưa kế hoạch tuần tra biển Đông đến tất cả các nước có quyền lợi biển Đông đang bị TQ xâm phạm?
Tuyên bố được ông Thường đưa ra tại một cuộc họp không chính thức tổ chức ở Bắc Kinh hôm 16-10, trước đại diện của 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ông này nhấn mạnh các cuộc diễn tập – bao gồm t́m kiếm, cứu hộ và giải quyết các cuộc đụng độ bất ngờ - là cần thiết để “thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ đúng đắn”.
Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc cũng lưu ư mục đích lớn nhất hiện tại là “duy tŕ sự ổn định” ở khu vực biển Đông. Do vậy, tất cả các bên phải kiểm soát những rủi ro phát sinh từ quá tŕnh tranh chấp. Ông Thường khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng tập trận với các nước Đông Nam Á vào năm tới nhưng không đề cập chi tiết.
Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Thường Vạn Toàn trong chuyến thăm Thái Lan ngày 6-2-2015. Ảnh: Reuters
Phát biểu trước các phóng viên, ông Thường nói: “Hiện nay t́nh h́nh trong khu vực nói chung là ổn định. Tuy nhiên, áp lực kinh tế suy thoái và những thách thức an ninh phi truyền thống (chỉ mối đe dọa khủng bố) đang ngày càng gia tăng. Lực lượng từ bên ngoài khu vực đang sử dụng Internet, truyền thông xă hội và các phương tiện khác để kích động chống lại các nước Đông Nam Á, đe dọa sự ổn định xă hội”.
Trung Quốc nói rằng họ phải đối mặt với mối đe dọa từ các chiến binh Hồi giáo ở khu tự trị Tân Cương. Nhóm này sử dụng Internet để truyền bá, tuyên truyền và liên kết với khu vực bên ngoài đẩy mạnh các cuộc tấn công khủng bố trong nước.
Sau cuộc gặp trên là Diễn đàn Hương Sơn, nơi các nhà phân tích, lănh đạo quân sự từ nhiều nước tới thảo luận các vấn đề an ninh, hàng hải và chống khủng bố ở châu Á - Thái B́nh Dương.
Giới phân tích dự báo Trung Quốc sẽ "né" căng thẳng ở biển Đông bằng cách hướng cả 2 sự kiện này các lĩnh vực hợp tác an ninh truyền thống, trao đổi quân sự và an ninh khu vực nói chung.
Trung Quốc cũng nhiều khả năng quảng bá khái niệm “an ninh châu Á”, kêu gọi các nước châu Á tự quyết định an ninh khu vực, phớt lờ các đối tác bên ngoài như Mỹ hay các liên minh quân sự như Mỹ - Nhật.
Trước cuộc họp, có thông tin Mỹ sẽ huy động tàu và máy bay tuần tra vào khu vực 12 hải lư quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông.
therealrtz © VietBF