Hiện tượng này trong 100 năm cũng chỉ có vài lần xảy ra thôi đó! Đây là “siêu trăng máu”! Theo nhưn các tính toán của các nhà thiên văn học, hiện tượng ḱ thú này sẽ xảy ra vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/9, đúng vào ngày rằm trung thu của một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết hiện tượng đầu tiên sau hơn 30 năm này sẽ xảy ra vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/9, trùng với ngày rằm trung thu của một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc. Đây là nguyệt thực siêu trăng đầu tiên kể từ năm 1982, và lần kế tiếp sẽ diễn ra vào năm 2033.
Ảnh minh họa.
Được biết hiện tượng "mặt trăng máu" đă xuất hiện 2 lần liên tiếp vào năm 2014 vừa qua. Lần đầu tiên là vào ngày 15/4/2014, lần thứ hai vào ngày 8/10/ 2014 và mới đây nhất là vào ngày 4/4 / 2015 - mỗi lần cách nhau 6 tháng. Hiện tượng xảy ra cách nhau đều như vậy chỉ mới được vài lần ít ỏi trong suốt 2.000 năm qua.
Theo giới nghiên cứu, nguyệt thực toàn phần, lần xuất hiện đầu tiên của năm 2015 sẽ là lần ngắn nhất trong trong thế kỷ XXI khi nguyệt thực chỉ đạt đỉnh vỏn vẹn 4 phút 43 giây. Nhưng hiện tượng “siêu trăng” và “trăng máu” sẽ cùng xuất hiện th́ đây là điều xưa nay hiếm. Nó được coi như một sự kiện lạ, gây sự ṭ ṃ cho nhiều người.
C̣n hiện tượng “siêu trăng” xảy ra do Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo h́nh elip chứ không phải tṛn, với khoảng cách trung b́nh 384.000 km. Vị trí xa nhất của Mặt Trăng so với Trái Đất cách nhau 405.600 km, vị trí gần nhất (cận điểm) cách nhau 363.700 km. Siêu trăng là trăng tṛn ở vị trí cận điểm, lớn hơn 14% và sáng hơn gấp 30% so với lúc nó ở vị trí xa nhất, hay c̣n gọi là "minimoons".
Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng thẳng hàng. (Ảnh: NASA)
Theo các nhà khoa học, khi hiện tượng “siêu trăng” và “trăng máu” kết hợp sẽ tạo ra một “siêu nguyệt thực toàn phần. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, những người may mắn sẽ có cơ hội được nh́n thấy một mặt trăng tṛn đầy, lớn hơn và sáng hơn b́nh thường với màu đỏ rực.
Lần này, người dân tại châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Tây Á, khu vực phía đông Thái B́nh Dương có thể chiêm ngưỡng khoảnh khắc đặc biệt trên.
Theo NASA, siêu trăng kết hợp với nguyệt thực toàn phần là hiện tượng rất đặc biệt và không xảy ra thường xuyên. Kể từ năm 1900, nó mới chỉ xuất hiện 5 lần (vào các năm 1910, 1928, 1946, 1964, 1982). Trong khi đó, nguyệt thực phổ biến hơn rất nhiều. Bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất cũng có thể trông thấy nguyệt thực toàn phần trung b́nh 2,5 năm/lần.
Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất đi qua giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, chúng ở vị trí thẳng hàng với nhau. Mặt Trăng đi vào vùng che bóng của Trái Đất nhưng không bị tối đen hoặc biến mất khỏi tầm nh́n, thay vào đó nó sẽ chuyển dần sang màu đỏ. Nguyên nhân là do ánh sáng Mặt Trời bị bẻ cong khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất, sau đó chiếu tới Mặt Trăng. Các tia sáng bước sóng ngắn đă bị cản lại hết, chỉ c̣n các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) chiếu xuyên qua. Đây cũng chính là lư do tại sao hiện tượng nguyệt thực toàn phần c̣n được gọi là trăng máu.
Tuy nhiên, lần này Việt Nam chúng ta không nằm trong vùng quan sát được hiện tượng hiếm có này.