Chả ai muốn phá giá trong thời điểm hiện tại, nhưng nếu không phá giá các doanh nghiệp xuất khẩu của VN sẽ bị phá sản hàng loạt. Theo áp lực trước đồng NDT của Tàu đang phá giá mà hàng hóa Tàu th́ đang tràn lan sẽ c̣n thống trị ở VN nếu VNĐ không chịu phá giá. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Doanh nghiệp “oằn ḿnh” trước áp lực từ tỉ giá
Hăng tin Bloomberg mới đây trích dẫn lời ông Alan Pham - chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Vinacapital - nhận định động thái nới biên độ vừa qua của Ngân hàng Nhà nước (từ - 1% lên - 2%) là một biện pháp thay thế rất hiệu quả cho điều chỉnh tỉ giá. Ông bổ sung thêm rằng, biên độ có thể một lần nữa được nâng lên mức 3% thay v́ nâng tỉ giá. Về tác động, theo Tamara Henderson - chuyên gia kinh tế đến từ Bloomberg Intelligence, Việt Nam (VN) là nước nhập khẩu ṛng từ Trung Quốc và sẽ được hưởng lợi từ đồng NDT yếu đi nếu xét về quan hệ thương mại song phương.
Tuy nhiên theo nhiều đánh giá, việc NDT suy yếu có thể khiến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) Việt gặp khó khăn và ảnh hưởng nhiều nhất là những DN xuất khẩu nông sản. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể tăng lên do giá rẻ hơn, trong khi xuất khẩu lại gặp khó.
Các chuyên gia cho rằng, NDT phá giá chẳng khác nào một “cú đấm bồi” sau khi đồng rúp và đồng tiền của Brazil xuống giá. Với riêng việc xuất khẩu cá tra, khi phá giá đồng NDT, phía DN Trung Quốc có thể sẽ điều chỉnh hợp đồng, thương lượng lại để giảm giá,... khiến lượng xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm, gây thua lỗ cho các DN cá tra VN. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu chè, hoa quả cũng đứng trước nguy cơ thua thiệt và điều này tác động lớn tới đời sống NLĐ.
Khi đồng nhân dân tệ mất giá, xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể sụt giảm do các doanh nghiệp Trung Quốc điều chỉnh lại hợp đồng và thương lượng giảm giá. Ảnh: T.L
Năm 2014, thâm hụt thương mại của VN với Trung Quốc tương đương 29 tỉ USD. Nửa đầu năm nay, con số này là 16 tỉ USD nên số liệu cả năm có thể tăng thêm sau động thái hạ tỉ giá. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế giảm tốc, các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải t́m cách bán hàng ra bên ngoài để kiếm lợi nhuận.
Với sự hỗ trợ về tỉ giá, những mặt hàng như dệt may, thủy sản và thép “Made in China” có thể chèn ép hàng VN trên thị trường toàn cầu. Theo thông tin từ các hiệp hội, hiện hàng hóa Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh số một với hàng Việt.
Thu nhập của người lao động sẽ bấp bênh
Trước t́nh h́nh này, ông Đinh Văn Giai - Chủ tịch CĐCS Cty TNHH Toàn Thắng (Q.Thủ Đức, TPHCM) - cho rằng: “Nếu t́nh h́nh đồng NDT xuống giá kéo dài, những DN nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa từ Trung Quốc sẽ có lợi nhưng các DN Việt xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc sẽ gặp khó khăn v́ lợi nhuận sẽ giảm. Đặc biệt trong giai đoạn cuối năm khi các DN tính lại lợi nhuận, thưởng cho NLĐ hoặc tăng lương cơ bản. Khi kợi nhuận giảm trong một vài đơn hàng, DN có thể xoay xở; nếu t́nh h́nh này kéo dài, DN sẽ rất đắn đo khi tính đến chuyện tăng lương cơ bản, thưởng tết vào dịp cuối năm.
Nếu không có những điều chỉnh phù hợp, DN sẽ phải thu hẹp sản xuất, giảm lao động hoặc sẽ giảm lương, giảm thưởng. Đời sống NLĐ ở doanh nghiệp này sẽ khó khăn”. Anh Lê Minh Hưng - làm việc tại KCX Tân Thuận (TPHCM) - cho biết, trong đợt tăng lương tối thiểu tới đây, hy vọng DN không dựa vào đó để làm cớ không tăng lương cơ bản.
Trong khi đó, có ư kiến cho rằng nếu các DN Việt không kịp thời ứng phó, nguy cơ mất thị trường là rơ rệt. Ông Nguyễn Văn Lê - Phó TGĐ Cty CP Đông Hưng (chuyên sản xuất, xuất khẩu giày các loại) - tâm sự: “Theo kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi, khi đồng NDT giảm giá sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc với giá rẻ hơn hiện nay. Cụ thể, Cty CP Đông Hưng chuyên sản xuất giày xuất khẩu, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nên giá thành sản phẩm có thể sẽ hạ hơn hiện nay.
Khi giá thành sản xuất giảm, lợi nhuận tăng, lương thưởng của NLĐ chắc chắn cũng sẽ được cải thiện. Ngược lại, những DN chỉ sản xuất hàng để phục vụ thị trường trong nước lại sẽ gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường nội địa ngày một tăng. Hàng hóa tiêu thụ chậm, đời sống của NLĐ ở những doanh nghiệp này chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo”.
C̣n ông Nguyễn Hữu Tuấn - thành viên Ban kiểm soát, Trưởng pḥng Nhân sự, Cty CP dệt - may, đầu tư Thành Công - cho biết, thu nhập của NLĐ tại doanh nghiệp ở thời điểm này tùy thuộc vào việc Ngân hàng Nhà nước có giữ giá VND ổn định hay tiếp tục cho xuống giá so với đồng USD. “Do doanh nghiệp vẫn phải mua bông để sản xuất sợi phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh hàng thời trang xuất khẩu từ những thị trường ngoài Trung Quốc và phải thanh toán bằng đồng USD nên cũng sẽ ảnh hưởng nếu VND giảm giá. Cụ thể, nếu Ngân hàng Nhà nước lại cho hạ giá đồng VND so với USD để cân bằng với đồng NDT, doanh nghiệp sẽ phải dùng nhiều tiền hơn để mua USD thanh toán cho đối tác, đời sống NLĐ sẽ bị thiệt hại”.
Một số công nhân làm việc tại các doanh nghiệp mà nguồn liệu chính được nhập từ Trung Quốc hy vọng rằng việc đồng NDT giảm sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào giảm, doanh nghiệp giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu, lợi nhuận sẽ tăng lên. Tuy nhiên theo các chủ doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhập nguyên liệu theo năm không có lợi nhiều và chỉ các doanh nghiệp mua đơn hàng lẻ “may ra” mới có lời. “Tuy nhiên, xét trên toàn cục, số lợi nhuận của các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc không thấm thía ǵ so với những thiệt hại mà doanh nghiệp xuất hàng đi Trung Quốc phải chịu” - giám đốc một Cty may tại KCN Tân B́nh (TPHCM) đánh giá.