Cả thế giới sẽ lên kế hoạch tẩy chay hàng "Made in China". Điện thoại thông minh nhất Apple đang sản xuất tại Tàu th́ có nên tẩy chay không?Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Việc Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm chủ quyền và làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, có thể khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama từ chối lời mời tới dự lễ diễu binh tại Bắc Kinh vào ngày 3/9 tới.
Tờ tin tức chính trị tiếng Trung tại Mỹ Duowei News cho rằng buổi lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến thứ Hai được Trung Quốc tổ chức vào ngày 3/9, sẽ trở thành nỗi xấu hổ ê chề với Bắc Kinh khi mà giới lănh đạo hàng đầu thế giới không có ư định tới tham dự sự kiện này. Thông tin về lễ diễu binh được thông báo lần đầu tiên hồi đầu năm nay. Tới tháng Năm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đă lên tiếng xác nhận giới lănh đạo từ các nước "liên quan" đều được gửi giấy mời. Tuy nhiên, cho tới nay, chỉ chưa đầy một tháng nữa tới buổi lễ diễu binh ở Quảng trường Thiên An Môn, chỉ một ḿnh Cộng ḥa Séc công khai thông báo cử phái đoàn đại diện tới tham dự. Hai nhà lănh đạo Trung - Mỹ tham gia một cuộc họp bàn.
Theo Duowei, các nhà lănh đạo châu Âu đă đồng thuận không tới dự buổi lễ diễu binh ở Bắc Kinh. Nếu đây là sự thật, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sẽ bị mất mặt khi tới thăm Mỹ vào cuối tháng Chín tới. Việc Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm chủ quyền và làm gia tăng căng thẳng an ninh trên khu vực Biển Đông, có thể là nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama từ chối lời mời tới Bắc Kinh vào ngày 3/9 của nhà lănh đạo Tập Cận B́nh. Nhưng nếu nhà lănh đạo Mỹ không tới Trung Quốc, cuộc gặp gỡ vào cuối tháng Chín giữa ông Tập và ông Obama cũng sẽ gặp không ít trở ngại. Căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung bùng phát sau chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tháng Năm của Ngoại trưởng John Kerry.
Vào thời điểm đó, hăng tin CNN đă cho công bố đoạn video ghi lại việc Hải quân Trung Quốc 8 lần phát cảnh báo yêu cầu máy bay trinh sát của Mỹ tránh xa không phận phía trên khu vực các ḥn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông. Sau đó, Trung Quốc c̣n ra tuyên bố sẽ ngừng các hành động cải tạo đất trái phép trên Biển Đông bởi đơn giản, dự án này đă gần hoàn thành. Tại Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á ở Kuala Lumpur hồi tuần trước, Ngoại trưởng Kerry đă tiếp tục lên tiếng hối thúc Trung Quốc chấm dứt các hành động đơn phương trái phép trên Biển Đông. Tuyên bố của nhà ngoại giao Mỹ được đưa ra chỉ sau đúng một ngày Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thông báo Bắc Kinh đă ngừng hoạt động cải tạo đất tại khu vực đang xảy ra tranh chấp lănh hải. "Tôi hy vọng đây là sự thật.
Nhưng tôi vẫn chưa dám chắc", Ngoại trưởng Kerry b́nh luận sau tuyên bố của ông Vương. "Điều cần nhất hiện nay là một thỏa thuận chấm dứt không chỉ hành động cải tạo đất mà c̣n việc xây dựng và quân sự hóa quy mô lớn", ông Kerry nói thêm. Ngay cả bản thông cáo chung kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á cũng nhấn mạnh "một số Bộ trưởng tỏ ra quan ngại sâu sắc trước hoạt động cải tạo đất ở Biển Đông". Dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng thông báo chung khẳng định các hành động đơn phương "đang làm xói ṃn niềm tin và sự thật, làm gia tăng căng thẳng cũng như ảnh hưởng tới nền ḥa b́nh, an ninh và ổn định trên Biển Đông".
Trước đó, một số nguồn tin cho hay nội dung trong bản nháp thông cáo chung không đề cập các hoạt động cải tạo đất trên Biển Đông nhưng dưới sức ép từ Mỹ và Philippines, chủ đề này đă được nhắc tới. Theo Duowei, dường như chắc chắn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không tới tham dự buổi lễ diễu binh tại Quảng trường Thiên An Môn. Bởi quan hệ giữa Bắc Kinh – Tokyo vẫn không ngừng dậy sóng liên quan tới cuộc chiến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Thậm chí, mới đây, Trung Quốc c̣n tỏ ra không hài ḷng khi Thủ tướng Abe quyết tâm gỡ bỏ lệnh cấm binh sĩ Nhật tham chiến ở nước ngoài và xuất khẩu vũ khí ra thế giới.
Hồi cuối tháng Sáu, truyền thông Nhật Bản đă lan truyền những lời b́nh luận bị nghi là của Thủ tướng Abe về việc Nhật Bản đang lên kế hoạch chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc. Đây là một phần trong chiến lược của Nhật Bản sát cánh cùng Mỹ chống lại thái độ ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Cũng theo Duowei, trong thời gian qua, Trung Quốc đă nỗ lực "dụ dỗ" giới lănh đạo châu Âu mà cụ thể là Anh, Pháp và Đức, tới tham dự buổi lễ diễu binh vào ngày 3/9 tới.
Cụ thể, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đă nhiều lần thực hiện các chuyến công du tới châu Âu kể từ khi lên nhậm chức vào tháng 3/2013. Bắc Kinh cũng đă kư hàng loạt các thỏa thuận hợp tác kinh tế và thương mại với đối tác châu Âu. Trong khi đó, hăng thông tấn Kyodo dẫn các nguồn tin ngoại giao và chính phủ Mỹ cho biết Washington đă yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye không tới dự lễ kỷ niệm ngày 3/9 tại Bắc Kinh. Bởi hành động này sẽ gửi sai thông điệp tới thế giới rằng Trung Quốc đang làm rạn nứt liên minh Mỹ - Hàn.
Mỹ Theo Kyodo, Washington đă trao đổi với Tổng thống Park qua đại sứ quán Mỹ ở Hàn Quốc. Ngoài ra, Mỹ c̣n bày tỏ sự không hài ḷng trước việc Hàn Quốc tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng trong khi Washington lại tẩy chay tổ chức này. Nếu bà Park tới Bắc Kinh vào ngày 3/9 tới, điều đó cho thấy Hàn Quốc đang xích lại gần Trung Quốc hơn. Đây cũng là cơ hội giúp Bắc Kinh làm dậy sóng căng thẳng trong khối liên minh của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc ở khu vực Đông Bắc Á. Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Duowei News, tờ tin tức chính trị viết bằng tiếng Trung Quốc và được xuất bản tại Mỹ.
VietBao.vn (Theo infonet >>>)
|