Rau răm từ lâu đã rất quen thuộc trong chúng ta. Nó được sử dụng như một loại gia vị phổ biến khi ăn kèm, làm tăng hương vị một số món ăn. Dưới đây là những tác dụng mà rau răm mang lại:
- Chữa say nắng: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.
- Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.
- Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
- Chữa đau bụng, đầy hơi: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.
- Chữa mụn nhọt: Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần.
- Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.
- Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
- Chữa vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
- Chữa rắn cắn: Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống), lấy lá đắp vào vết thương. Có thể lấy 20 ngọn rau răm tươi giã nát, vắt nước uống, bã đắp vết cắn.
Lưu ý:
– Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.
– Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai.
– Những người máu nóng, ốm gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.
hoalyly@vietbf sưu tầm