Trước tiên, điều h́nh thành nên cái mà NHNN gọi là “yếu tố tâm lư” làm tăng áp lực lên tỷ giá VND, như đă biết, đến từ chuyện nhiều đồng bản tệ, trong đó có đồng bản tệ của các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam và bản tệ của các nước là thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam, đă mất giá đáng kể so với USD kể từ giữa năm trước, kéo dài cho đến tận bây giờ, trong khi VND lại được neo chặt vào USD.
Lưu ư là USD đôi lúc có giảm đà tăng, thậm chí c̣n sụt giảm giá trị so với nhiều đồng bản tệ. Và đây từng là một trong những nguyên nhân chính để NHNN hôm 25/3 tuyên bố không tăng tỷ giá sau một thời gian dài im lặng bất chấp cơn sốt tỷ giá trên thị trường. Có lẽ NHNN hy vọng rằng áp lực lên giá của VND so với các bản tệ khác sẽ giảm đi khi USD có dấu hiệu hạ nhiệt sau tuyên bố của Fed chưa tăng lăi suất sớm. Tuy vậy, nếu tính b́nh quân, USD và, do đó, VND đă lên giá đáng kể so với các bản tệ này, kể cả tính đến thời gian hiện tại, so với thời điểm cách đây nửa năm hay 1 năm.
Đó là chưa kể so với ngay chính USD, tuy tỷ giá VND khá ổn định về mặt danh nghĩa trong 2, 3 năm qua, nhưng do chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ đă ở mức khá lớn nên VND đă lên giá thực so với USD, và do đó càng lên giá mạnh so với các bản tệ khác.
Theo lẽ tất nhiên, khi VND lên giá thực và đáng kể so với USD và các bản tệ khác th́ sẽ tác động tiêu cực trực tiếp đến cán cân thương mại của Việt Nam. Nó sẽ làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó ở khắp nơi trên thế giới do kém cạnh tranh về giá, trong khi lại tạo điều kiện cho hàng hóa nhập khẩu từ thế giới tràn vào thị trường nội địa, bóp nghẹt sản xuất trong nước, cũng với cùng lư do là hàng trong nước không cạnh tranh được về giá so với hàng ngoại nhập.
Có lẽ những tác động này là khó nhận biết, cảm nhận, và khó hiểu với nhiều người v́ nó mang tính lư thuyết quá. Nhưng nó lại được thực tế phản ánh một cách rơ rệt và chân thực qua nỗi khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất trong nước do không bán được hàng hoặc phải hạ giá để cạnh tranh với đối thủ ngoại, và qua hiện thực đáng lo là cán cân thương mại đă chuyển từ thặng dư lớn tính chung cho cả năm 2014 sang thâm hụt trên 3 tỷ USD trong mấy tháng đầu năm nay.
Cucaisaigon
Ngoctung