VBF-Hiện Nga vẫn phải chịu tiếp tục lệnh trừng phạt kinh tế từ EU và Mỹ. Thế nhưng trong EU không phải nước nào cũng ủng hộ việc trừng phạt kinh tế này. Đây chính là nguyên nhân mà cho đến nay việc trừng phạt của EU vẫn không có mấy hiệu quả. Có ít nhất bảy quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đang phản đối kế hoạch mở rộng các biện pháp cấm vận kinh tế đối với Nga.
Theo Bloomberg, danh sách các nước EU chống tăng cường trừng phạt Nga là Cyprus, Ư, Hi Lạp, Hungary, Slovakia, Áo và Tây Ban Nha.
Trước đó Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades và Thủ tướng Ư Matteo Renzi đều đă đến thăm Nga. Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras cũng sẽ đến Matxcơva vào tháng 4.
Anh, Ba Lan và các nước Baltic đều tỏ ư muốn gia hạn các biện pháp cấm vận ngành năng lượng, tài chính và quốc pḥng Nga theo dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 7 tới.
Tuy nhiên Bloomberg dẫn lời cựu quan chức ngoại giao Anh Ian Bond cho biết bảy nước trên sẽ không đồng ư.
Các nước này muốn hoăn đưa ra quyết định cho tới cuối tháng 6. “Nhóm chống trừng phạt Nga ở EU đang tỏ ra tự tin hơn” - chuyên gia Steven Blockmans thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách châu Âu tại Brussels (Bỉ) nhận định.
Rạng sáng mai các quan chức EU sẽ nhóm họp ở Brussels để thảo luận về chính sách cấm vận Nga.
Một số nhà ngoại giao tiết lộ trong trường hợp đôi bên không thể giải quyết được bất đồng, EU sẽ ra tuyên bố khẳng định chỉ dỡ bỏ cấm vận khi Nga thực hiện đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận ḥa b́nh Minsk.
Nguồn tin báo Financial Times cho biết hiện chính phủ Mỹ đang gây sức ép buộc EU phải duy tŕ trừng phạt Nga.
Trong cuộc điện đàm đêm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng tuyên bố phương Tây phải tiếp tục cấm vận Nga cho đến khi thỏa thuận Minsk được thực hiện đầy đủ.
Ukraine đề nghị EU đưa phái bộ ǵn giữ ḥa b́nh tới miền Đông
Mới đây, chính phủ Kiev đă gửi thư chính thức đề nghị EU triển khai lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh tới miền đông Ukraine.
Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố sự hiện diện của lính ǵn giữ ḥa b́nh EU sẽ giúp đảm bảo ổn định tại miền đông Ukraine trong thời điểm các bên thực hiện thỏa thuận Minsk.
vk
|