Nói ǵ th́ nói, ai cũng phải công nhận Trung Quốc, 30 năm trước, từ một đất nước nghèo đói đứng bên bờ vực sụp đổ, Trung Quốc đă vươn lên trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới. Nhưng cái ǵ cũng có mặt trái của nó. Để làm được điều mà thế giới gọi là kỳ tích đó, người Trung Quốc đă phải trả một cái giá không hề rẻ.
Năm 2014 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, khi nó là cột mốc chính thức cho sự kết thúc quăng thời gian ba mươi năm phát triển kinh tế cao độ của nước này.
Bên cạnh một danh sách dài những mặt trái của sự phát triển kinh tế ồ ạt như cách biệt giàu nghèo, ô nhiễm môi trường và hàng loạt các tác động tiêu cực khác, người Trung Quốc cũng đang đối mặt với nguy cơ mất đi chỗ dựa vững chắc nhất của ḿnh, là quân đội nước này.
Những ǵ người ta phát hiện ở những tầng hầm trong nhà tướng Từ Tài Hậu khiến cả Trung Quốc và thế giới choáng váng. Tràn ngập tiền mặt, vàng và ngọc bích. Ước tính cần phải đến 10 xe tải mới có thể chở hết toàn bộ số của cải này, mà hầu hết trong số chúng là các tài sản có được do tham nhũng.
Vụ điều tra và bắt giữ tướng Từ Tài Hậu đă gây một tiếng vang lớn trong chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, đồng thời nó cũng đang vén lên bức màn bí mật về thực trạng hiện tại của quân đội nước này – một đội quân quy mô lớn nhất thế giới đang bị ăn ṃn một cách chóng mặt bởi tiền bạc, như một hệ lụy không thể tránh khỏi của sự phát triển kinh tế cao độ diễn ra ở Trung Quốc trong ba thập kỷ qua.
Một nguyên tắc gần như đă trở thành một thông lệ ở Trung Quốc, đó là mỗi sự thay đổi chóng mặt của quốc gia này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi thành phần trong xă hội. Cuộc đại nhảy vọt và cách mạng văn hóa mà Mao Trạch Đông khởi xướng đă thực sự trở thành những hung thần với mọi người dân Trung Quốc bất kể là sang hay hèn, là quan chức cao cấp hay thường dân.
Cuộc mở cửa đất nước và cải cách nền kinh tế mà Đặng Tiểu B́nh thực hiện năm 1979 cũng vậy, nó đă đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới, tiền chưa bao giờ chiếm địa vị quan trọng và được sùng bái như thế ở Trung Quốc. Không ngoa khi nói rằng tiền là thước đo quan trọng và chủ yếu nhất ở nước này trong ba thập kỷ qua, và quân đội – vốn là chỗ dựa vững chắc nhất của chính phủ Trung Quốc – cũng không phải là ngoại lệ.
Đối với những người am hiểu t́nh h́nh nội bộ của Trung Quốc, th́ chuyện tham nhũng quân sự ở nước này không phải là một chuyện ǵ xa lạ, nhưng với đa số người dân – những người không được phép biết đến những mặt trái của giới quân sự - th́ đó lại là một câu chuyện mới mẻ và bất ngờ. Trong một đất nước nơi giới quân sự nắm trong tay những quyền lực không giới hạn như Trung Quốc th́ không thể nào có chuyện quân đội nước này đứng ngoài các biến động lớn nhất.
Từ những năm 1990, mười năm sau khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế, được sự bật đèn xanh từ phía Bắc Kinh, giới quân sự nước này đă lao vào nền kinh tế để tham gia các hoạt động thương mại, với những lư do rất trung thực và cấp thiết mà giới lănh đạo nước này đưa ra, đó là tăng thêm ngân sách quốc pḥng, tiếp thu và học hỏi những kiến thức khoa học mới để áp dụng vào công nghiệp quân sự, và là cơ hội rèn luyện cho các binh sĩ trong thời b́nh thông qua các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng và đầu tư.
Nhưng, tất cả chỉ là những lời nói xuông.Ước tính, quân đội Trung Quốc trong vài năm sau đó đă thiết lập được khoảng từ 20 – 30 ngàn cơ sở kinh doanh trên toàn quốc, mà đa phần trong số đó là các nhà hàng giải trí, hộp đêm và các dịch vụ tài chính – hầu hết trong số đó chẳng liên quan ǵ đến các mục tiêu mà giới lănh đạo quân đội nước này đề ra, mà đă trở thành hạt giống của nạn tham nhũng tràn lan.
Các tướng soái Trung Quốc đổ xô vào việc kiếm tiền như những con nghiện, và nhanh chóng nắm trong tay những tài sản khổng lồ do những đặc quyền mà họ nắm giữ. Một nguyên tắc đă trở thành một công thức ở nước này trong ba thập kỷ qua là: quyền đi liền với tiền. Dĩ nhiên những tướng soái đầy quyền lực của quân đội Trung Quốc cũng không là ngoại lệ.
Năm 1998, nhận thấy hiểm họa đến từ sự xuống cấp của tầng lớp quân sự từ cao cấp đến cấp thấp, chủ tịch Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân đă cấm quân đội nước này tham gia vào các hoạt động thương mại và kinh doanh. Nhưng lệnh cấm đó chỉ khiến giới quân sự Trung Quốc rút các hoạt động kinh doanh của ḿnh vào bóng tối chứ không thể dập tắt. Các vụ tham nhũng liên quan đến đất đai và các hợp đồng khí tài quân sự diễn ra thường xuyên.
Bất động sản trở thành vấn đề nổi cộm nhất, khi phần đất được phân cho các binh sĩ đă bị các tướng lĩnh sử dụng để xây những căn biệt thự rồi rao bán với giá hời, hay một số vị tướng đă nâng gấp đôi chiều cao quy định của các nhà ngôi nhà rồi đem bán. Trong hầu hết các thành phố Trung Quốc, cảnh một chiếc xe mang biển quân sự được ưu tiên bị đem sử dụng vào các mục đích kinh tế là chuyện thường thấy như cơm bữa, người dân nào cũng biết nhưng không buồn quan tâm, v́ cũng chẳng giải quyết được việc ǵ.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc là lương bổng trong quân đội quá thấp. So với các quan chức nhà nước trong ngạch dân sự, lương của các quan chức quân sự kém xa. Điều này dễ hiểu khi cơ hội để tăng thu nhập trong ngạch dân sự là nhiều hơn, và các quan chức dân sự cũng có nhiều khoảng trống để tận dụng quyền lực cá nhân để kiếm lời hơn là quan chức quân sự.
Trong đợt tăng lương trong quân đội gần nhất, lương của bậc hạ sĩ quan đă tăng 40% c̣n các sĩ quan th́ tăng từ 20 – 30%, nhưng như thế vẫn là quá thấp và không làm giảm động cơ tham nhũng.
Mối lo ngại lớn nhất của chính phủ Trung Quốc là việc quân đội bị xuống cấp trầm trọng đang ảnh hưởng lớn đến sức mạnh quân sự nước này. Trong những năm qua, chi tiêu quốc pḥng của Trung Quốc tăng mạnh nhưng chủ yếu là mua sắm trang thiết bị quân sự trong khi kinh nghiệm tác chiến của binh sĩ đang không có điều kiện rèn luyện.
Các tướng soái cấp cao quá mải mê vào việc kiếm tiền và không ngần ngại tham nhũng đang khiến bộ máy quân sự bị suy yếu nghiêm trọng. Bắt giữ các tướng soái tham nhũng như Từ Tài Hậu chỉ có tác dụng răn đe mà không thể giải quyết tận gốc vấn đề, nếu như động cơ tham nhũng vẫn c̣n quá nhiều như hiện nay.
Nhàn Đàm (theo The Economist)