Gần 300 hộ dân thuộc huyện Gia Lâm đang bức xúc v́ giờ không bán được sữa cho doanh nghiệp th́ không biết phải bán đi đâu.
Gia đ́nh ông Nguyễn Văn Dư - Dương Hà, Gia Lâm, Hà Nội đă phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để đầu tư chuồng trại, phát triển đàn ḅ sữa hơn 20 con.
Gia đ́nh ông cũng là đầu mối thu mua sữa của hơn 50 hộ chăn nuôi ở xă Dương Hà để bán cho Công ty Cổ phần sữa Quốc tế. Từ tháng 10/2014, thông tin công ty dừng thu mua khiến gia đ́nh ông hết sức hoang mang.
Ông Nguyễn Văn Dư bức xúc: "Đầu tư một khoản tiền không hề nhỏ, giờ không tiêu thụ được sản phẩm, tới đây có khi phải phá sản".
Gần 300 hộ dân ở hai xă Dương Hà và Phù Đổng, huyện Gia Lâm cùng chung tâm trạng với ông Dư, bởi nếu không bán được sữa cho doanh nghiệp th́ họ không biết sẽ phải bán đi đâu. Nỗi lo lắng này là có cơ sở, bởi hợp đồng kư kết với Công ty Cổ phần sữa Quốc tế theo thời hạn từng năm đă hết, hợp đồng mới chưa được kư và doanh nghiệp đă có kế hoạch chuyển hướng kinh doanh.
Bà Nguyễn Thị Mai - Trưởng pḥng Nông vụ và phát triển vùng nguyên liệu, Công ty Cổ phần sữa Quốc tế cho biết: "Kế hoạch năm 2015 của chúng tôi sẽ tập trung vào Ba V́. Chúng tôi sẽ gia hạn cho người chăn nuôi đến khi nào họ t́m được đơn vị có giá trị tốt hơn, chúng tôi sẽ dừng thu mua".
Mỗi ngày, 4 trạm trung chuyển với gần 300 hộ chăn nuôi ở Gia Lâm cung cấp tới 6,5 tấn sữa cho Công ty Cổ phần sữa Quốc tế. Việc t́m doanh nghiệp thay thế đang trông chờ vào các cơ quan chức năng.
Ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi TP Hà Nội khẳng định: "Nhà nước cùng bàn với các doanh nghiệp có giải pháp cho các doanh nghiệp th́ hoàn toàn có thể giải quyết được".
Tuy nhiên, từ tháng 11/2014 tới nay, đă có một số cuộc họp bàn với doanh nghiệp mà chưa có kết quả. Chưa có doanh nghiệp nào khẳng định có thể mua hết 6,5 tấn sữa ở địa phương. Dự kiến vào ngày 12/1, lại thêm một cuộc họp bàn về hướng giải quyết...
Không riêng ǵ hai xă thuộc huyện Gia Lâm rơi vào t́nh cảnh đó mà tại một số nơi Lâm Đồng cũng đang trong t́nh trạng tương tự.
Sáng 10/1, người chăn nuôi ḅ sữa ở hai xă Tu Tra và Đạ Ṛn, thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đă tập trung đông đảo tại trạm thu mua sữa của Công ty Cổ phần Đà Lạt Milk (nay thuộc quản lư của Công ty TH True Milk) để phản đối về việc công ty này tự ư phá vỡ hợp đồng thu mua sữa như đă cam kết, khiến hàng ngh́n lít sữa tươi phải đổ bỏ.
Theo phản ánh của người chăn nuôi ḅ sữa, 3 ngày trước, Công ty cổ phần Đà Lạt Milk đột ngột ra thông báo với nội dung chỉ thu mua sản lượng sữa ḅ tươi của người dân theo định mức mỗi con là 16 lít/ngày.
Qui định này hoàn toàn trái ngược với hợp đồng đă được kư kết trước đó giữa công ty này với người chăn nuôi ḅ sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương là đơn vị sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hậu quả, nông dân buộc phải đổ bỏ hàng ngàn lít sữa tươi trong 2 ngày qua.
Ông Nguyễn Hoàng Nhật, Chủ nhiệm Hợp tác xă ḅ sữa Cầu Sắt, xă Tu Tra, huyện Đơn Dương bức xúc cho rằng, hành động đơn phương phá vỡ hợp đồng của Công ty cổ phần Đà Lạt Milk đă đẩy người chăn nuôi ḅ sữa vào cảnh lao đao, trong đó nhiều hộ có nguy cơ phá sản.
Bởi với cách thu mua hạn chế này, hộ nào cũng dư thừa một lượng lớn sữa ḅ tươi mỗi ngày mà chẳng biết bán cho ai nên người dân đành phải đổ bỏ.
“Công ty này đơn phương vi phạm hợp đồng. Sản lượng sữa bà con sản xuất ra b́nh quân mỗi con là 20 đến 25 lít, nhưng công ty khống chế mua chỉ 16 lít. V́ vậy, mỗi con ḅ dư ra từ 5 đến 10 lít, b́nh quân mỗi hộ dư từ 30 đến 50 lít, có những hộ c̣n dư nhiều hơn nhưng đành phải bỏ. Trong khi trong hợp đồng cam kết là bao tiêu hết tất cả sản phẩm của các nông hộ”, ông Nguyễn Hoàng Nhật bức xúc.
Ngay khi sự việc xảy ra, đại diện Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng và chính quyền địa phương huyện Đơn Dương đă có buổi làm việc trực tiếp với Công ty cổ phần Đà Lạt Milk. Qua đó, đề nghị đơn vị này phải tiếp tục thu mua sữa ḅ tươi đầy đủ cho người dân theo đúng cam kết, sau đó mới tiến hành đi đến thương thảo để t́m biện pháp giải quyết hợp lư, tránh t́nh trạng nông dân phải đỏ bỏ sữa ḅ tươi như trong 2 ngày qua.
ĐV
|