Hàng loạt các đại gia dân doanh đă lộ diện và đổ cả núi tiền vào các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh các chính sách cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước rộng mở hơn.
Ra mặt đặt tiền
Ngày 9/12, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành (Bến Thành Tourist) đă bán thành công toàn bộ 5,93 triệu cổ phiếu, tương đương 23,73% vốn điều lệ cho 4 nhà đầu tư, gồm hai tổ chức và hai cá nhân với tổng giá trị gần 130 tỷ đồng. Phiên đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công, với mức giá bán được cao gấp hơn 2 lần so với giá khởi điểm.
Theo kế hoạch, Bến Thành Tourist sẽ c̣n bán tiếp 23,73% cổ phần cho NĐT chiến lược. Đă có hai NĐT chào mua là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Phan Thành và Công ty Cổ phần Thương mại Địa ốc (Vietcomreal).
Sự hấp dẫn trong phiên IPO có lẽ nằm ở chỗ Bến Thành Tourist là một thương hiệu nổi tiếng. Đây là DN làm ăn tốt. Bên cạnh đó, điều mà nhiều NĐT quan tâm là Bến Thành Tourist bán tới 51% vốn Nhà nước ra bên ngoài.
|
IPO Bến Thành Tourist bán được giá cổ phiếu cao gấp đôi giá khởi điểm
|
Thương vụ Vocarimex vừa qua cũng ghi nhận sự hào hứng của các đại gia dân doanh. Ngày 29/11, tại đại hội cổ đông lần đầu của Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), chủ tịch Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) - ông Trần Kim Thành đă được bầu làm chủ tịch Vocarimex. Ông Trần Lệ Nguyên và bà Nguyễn Thị Xuân Liễu đến từ Kinh Đô cũng đă được bầu là thành viên HĐQT Vocarimex. Theo kế hoạch, KDC sẽ là cổ đông chiến lược của Vocarimex với tỷ lệ sở hữu chi phối, 51% cổ phần, sau khi đă mua thành công 24% Vocarimex trong vụ IPO hồi cuối tháng 7.
Trong trường hợp IPO của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco), 3 DN liên quan tới ông trùm hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn - bố chồng của nữ diễn viên Tăng Thành Hà đă chính thức trở thành NĐT chiến lược của Sasco với tỷ lệ nắm giữ lên tới 23,6%.
Gần đây, ngành giao thông vận tải được xem là điểm sáng trong công cuộc cổ phần hóa DNNN. Nhiều DN trong ngành giao thông IPO thành công ngoài mong đợi, vượt xa so với kế hoạch đề ra.
Cuối tháng 3, Tổng công ty Xây dựng công tŕnh giao thông 4 (Cienco 4) đă cổ phần hóa thành công vượt dự kiến với hơn 16,1 triệu cổ phần được bán hết. Bên cạnh đó, DN đă thu hút được hai cổ đông chiến lược là Công ty CP đầu tư xây dựng Tuấn Lộc (mua 16,5%) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài G̣n - Hà Nội (SHB).
Ngày 2/12 vừa qua, 35% vốn c̣n lại (tương đương 21 triệu cổ phần) của nhà nước tại Cienco 4 cũng đă được bán đấu giá thành công cho Tuấn Lộc với giá bằng giá chào bán 14.062 đồng/cp. Với kết quả này, đại gia dân doanh Tuấn Lộc đă bỏ ra thêm gần 300 tỷ đồng hoàn tất thương vụ thâu tóm Cienco 4.
|
TGĐ Lê Ngọc Hoa của Cienco 4 cho biết sau CPH sản lượng và doanh thu của DN đều tăng. |
Nhiều DNNN khác cũng được các đại gia dân doanh đă và đang thâu tóm như: Cienco 1 (38% bán cho Hassyu Việt Nam, Yên Khánh và Fecon); Than Miền Trung (một cá nhân đăng kư mua 51%); Cienco 8 (nhà nước chỉ nắm giữ 49%); Vinawaco; Tổng công ty Thăng Long...
Cốt lơi: Thay đổi bản chất doanh nghiệp
Hiện tượng hàng loạt đại gia dân doanh lộ diện và đổ cả núi tiền vào các thương vụ thâu tóm DNNN gần đây cho thấy một thực tế là: sức hấp dẫn của các DNNN vẫn khá lớn. Cổ phần của nhiều DN thậm chí được mua với mức cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm, như trường hợp Bến Thành, Sasco, Cienco 4...
Các trường hợp IPO thành công trên cho thấy, những DN này cùng chung một điểm là có lịch sử hoạt động lâu dài, có thương hiệu. Điều quan trọng nằm ở chỗ, DN hoặc đă làm ăn rất tốt hoặc có tiềm năng lớn, Nhà nước bán cổ phần chi phối ra bên ngoài. Sự kém hiệu quả của nhiều DNNN có thể được khắc phục nếu quyền quản trị được trao vào tay tư nhân.
Tại hội nghị sơ kết đánh giá t́nh h́nh hoạt động 9 tháng đầu năm 2014 - giai đoạn sau CPH, TGĐ Lê Ngọc Hoa của Cienco 4 cho biết sản lượng và doanh thu của DN đều tăng trên 40% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận 9 tháng đạt 21%.
Nhiều DN sau CPH có tốc độ tăng trưởng khá, hoạt động hiệu quả hơn. Hàng loạt các DNNN chuyển sang cổ phần như VNM, REE, SAM, FPT... đều có bước tăng trưởng không ngờ. Đó là những DN niêm yết hàng đầu trên TTCK tập trung và hút sự quan tâm không chỉ các NĐT trong nước mà cả quốc tế.
Trên thực tế, trong các báo cáo của Chính phủ và bộ ban ngành đều cho thấy, các DN hậu CPH đều có xu hướng hoạt động tốt lên, tăng trưởng ổn định và phát triển. Một số trường hợp thậm chí c̣n bù đắp được lỗ lũy kế các năm trước.
Một số ông lớn dân doanh mua DNNN c̣n để cộng hưởng tăng sức mạnh của ḿnh trên thị trường trong chiến lược kiểm soát thị trường trong nước, như trường hợp Kinh Đô mua Vocarimex để tăng sự hiện diện trên thị trường dầu ăn trong nước; Masan mua Cholimex Food để thống trị thị trường tương ớt...
Đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế gần đây cho rằng, Việt Nam đang phụ thuộc khá nhiều vào khối các DN FDI và đối mặt với sự kém hiệu quả của khối các DNNN, trong khi khối tư nhân c̣n gặp nhiều thách thức và quy mô chưa lớn mạnh.
Có thể thấy, kinh tế tư nhân đă được coi là trọng tâm phát triển. Chương tŕnh CPH, thoái vốn DNNN đang được quyết liệt đẩy mạnh. Việc thoái vốn cũng xác định theo hướng chuyển quyền chi phối sang cho tư nhân. Mặc dù vậy, trên thực tế, ở góc độ nào đó, sự chần chừ vẫn đang diễn ra. Bởi, CPH có thể khiến hàng loạt các lănh đạo tại các DNNN bị mất ghế. Chính v́ chần chừ nên quá tŕnh CPH vẫn diễn ra chậm chạp.
Theo Huấn Tú
VEF