Cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh bắt đầu khuấy đảo Thượng Hải - căn cứ quyền lực của ông Giang Trạch Dân
Vương Tông Nam, cựu chủ tịch Tập đoàn Thực phẩm Quang Minh Thượng Hải, hầu ṭa ngày 12-12 với cáo buộc biển thủ 31 triệu USD và nhận hối lộ hơn 400.000 USD. Ông này được cho là có quan hệ thân cận với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và người con trai - Giang Miên Hằng.
“Vương Tông Nam bị cáo buộc biển thủ 190 triệu nhân dân tệ (31 triệu USD) trong giai đoạn 2000-2006 khi là chủ tịch Tập đoàn siêu thị Liên Hoa Thượng Hải và nhận hối lộ 2,69 triệu nhân dân tệ (438.000 USD)” - Tân Hoa Xă dẫn thông cáo của ṭa trung thẩm số 2 TP Thượng Hải.
Ông Vương bị điều tra từ tháng 8 qua. Ngoài ra, cha mẹ ông Vương mua 2 biệt thự tại Thượng Hải với giá dưới giá thị trường 2,7 triệu nhân dân tệ từ “công ty con của một công ty mà con trai họ giúp đỡ”.
Trong khi Thời báo Bắc Kinh cho rằng có khả năng ông Vương bị những đồng nghiệp trong nội bộ tố cáo th́ một cuộc điều tra của tạp chí Tài Kinh phát hiện nhiều sai phạm tại tập đoàn do ông Vương làm lănh đạo trong thời kỳ tái cấu trúc cách đây khoảng 10 năm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (b́a phải) và người tiền nhiệm
- ông Giang Trạch Dân (giữa)Ảnh: EPA
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (b́a phải) và người tiền nhiệm - ông Giang Trạch Dân (giữa)
Ảnh: EPA
Tiền thân của Tập đoàn Thực phẩm Quang Minh là Xí nghiệp Thực phẩm số 1 Ích Dân, nơi cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân làm việc vào đầu những năm 1950.
Từng là trợ lư của cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ - người bị kết án 18 năm tù hồi năm 2008 v́ nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực, trường hợp của ông Vương có thể chỉ là phần mở đầu cho cơn băo chống tham nhũng ở Thượng Hải, nơi ông Giang làm bí thư từ năm 1985-1989.
Đặc biệt, chỉ 2 ngày sau khi chính thức tuyên bố điều tra cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang hồi tháng 7 năm nay, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử ngay đoàn điều tra đến Thượng Hải.
Tiếp đó, khi ông Chu bị khai trừ đảng và bắt giam hôm 5-12, tờ Nhân dân nhật báo đăng bài xă luận có tiêu đề “Loại con hổ lớn Chu Vĩnh Khang không phải là đoạn kết của chiến dịch chống tham nhũng”. Bài viết chỉ ra ông Chu có cấp trên chống lưng và giới phân tích đều rơ chính ông Giang Trạch Dân đề cử “sếp họ Chu”. Theo tờ Đại Kỷ nguyên, kể từ khi ông Chu và cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu bị hạ bệ, sức ảnh hưởng của “nhóm Giang Trạch Dân” giảm hẳn.
Trong một diễn biến khác, nhật báo Hạ Môn ngày 13-12 cho biết bà cựu phó chính ủy Học viện Kỹ thuật Thông tin quân sự Cao Tiểu Yên - mới bị bắt v́ cáo buộc tham nhũng - có khả năng liên quan đến việc mua bán quân hàm và quan hệ bất chính với cựu phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Cốc Tuấn Sơn. Ông Cốc đang bị điều tra tham nhũng và mua quan bán tước.
Theo một nguồn tin, nguyên nhân trực tiếp khiến bà Cao bị bắt là các cán bộ nghỉ hưu trong khu tập thể Quân Y viện 309 - nơi bà Cao làm lănh đạo trước đây - gửi đơn kiện nhà ở của họ xuống cấp nghiêm trọng do bị rút ruột. Thế nhưng, một nguồn tin khác từ Quân Y viện 309 bác bỏ tin này, nói rằng bà Cao dính líu đến một vụ án tham nhũng của một viên tướng trong quân đội.
Các diễn đàn trên mạng cũng rộ thông tin về quan hệ bất chính giữa bà Cao và ông Cốc. Tờ Hạ Môn cho rằng khi cả Từ Tài Hậu lẫn Cốc Tuấn Sơn đều bị bắt, bà Cao ngă ngựa cũng là lẽ thường.
Về phần ông Cốc Tuấn Sơn, để có leo lên được đỉnh cao quyền lực, ông được hẳn 3 “con hổ” nâng đỡ. Đây là thông tin được một nguồn tin từ Tổng cục Hậu cần Bắc Kinh tiết lộ với tuần báo Phượng Hoàng của Hồng Kông và trang Want China Times (Đài Loan) dẫn lại. Đêm 31-3, ông Cốc bị ṭa án quân sự kết án tham nhũng, nhận hối lộ, tham ô và lạm quyền sau 2 năm tŕ hoăn.
VOV