Liên minh châu Âu và Mỹ dự kiến sẽ công bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga vào ngày 8/9 tới. Thông tin trên vừa được một số chính trị gia châu Âu đưa ra hôm qua (5/9).
“Chúng tôi dự kiến sẽ chính thức thông qua gói (các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga) bằng văn bản vào thứ Hai (5/9)”, Chủ tịch Liên minh châu Âu - Herman Van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu - Jose Manuel Barroso cho biết trong một bức thư chung.
Một nhà ngoại giao EU hôm qua (5/9) cũng tiết lộ với cánh báo giới rằng, việc chính thức thông qua lệnh trừng phạt mới này sẽ được thực hiện vào sáng thứ Hai (8/9). Một khi quyết định này chính thức được đưa ra, chúng sẽ được công khai trên một tờ tạp chí chính thức - có thể là vào ngày thứ Ba (9/9).
Tổng thống Mỹ Barak Obama
Một nguồn tin khác thân cận với ban lănh đạo EU trong hôm qua (5/9) cũng cho biết, thỏa thuận về gói trừng phạt mới đối với Moscow và quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào thứ Hai tới.
Bức thư cho biết, gói trừng phạt này sẽ giúp tăng cường hiệu quả của các biện pháp trừng phạt hiện có. Nó cũng sẽ giúp củng cố mục tiêu mà lệnh trừng phạt của EU đang nhằm tới đó là việc kêu gọi Nga thay đổi những hành động ở Ukraine.
Các nguồn tin ngoại giao EU cho biết, gói biện pháp mới siết chặt những biện pháp đă được áp dụng từ tháng 7 vừa qua, với mục tiêu nhằm vào nhiều cá nhân hơn dưới h́nh thức cấm nhập cảnh và phong tỏa tài khoản, đồng thời siết chặt khả năng tiếp cận thị trường vốn đối với các công ty dầu mỏ và quốc pḥng của Nga.
Trong khi đó, cùng ngày, Tổng thống Mỹ - Barack Obama, bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO tại Wales, đă nói với báo giới rằng, lệnh trừng phạt Nga có thể được gỡ bỏ nếu một lệnh ngừng bắn lâu dài đạt được ở Ukraine.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Holland cũng đưa ra tuyên bố tương tự.
Tuy vậy, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn khẳng định, Mỹ luôn chuẩn bị sẵn sàng lệnh trừng phạt mới với Nga nếu khủng hoảng Ukraine vẫn tiếp tục leo thang sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.
Phát biểu tại Newport, Wales tại phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thống Obama đă tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận chỉ được kư kết vài giờ trước đó tại Minsk trong một cuộc họp giữa các đại diện đến từ Kiev, Lugansk và Donetsk.
“Tất nhiên là chúng ta phải hy vọng, nhưng dựa trên những kinh nghiệm trước đây, trên thực tế cũng có những hoài nghi về việc phe ly khai và Nga sẽ ngừng xâm phạm chủ quyền và quyền bảo toàn lănh thổ của Ukraine. Phe ly khai cần phải giữ cam kết của họ”, Tổng thống Obama nhận định.
Các điều khoản trong thỏa thuận cần phải được “làm phép thử”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, đồng thời cho rằng vẫn nên tiếp tục chuẩn bị sẵn tinh thần để áp đặt lệnh trừng phạt với Nga, nhưng cũng sẽ bỏ ngỏ khả năng gỡ bỏ trừng phạt nếu trên thực tế các quy ước trong kế hoạch ḥa b́nh 7 điểm, trong đó có lệnh ngừng bắn lâu dài của Nga được thực thi.
Nga phát lệnh trừng phạt kinh tế với Ukraine
Trong một diễn biến liên quan khác, quan hệ giữa Nga và chính quyền Ukraine lại trở nên căng thẳng, sau khi Moscow ra lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng của Ukraine. Điều này cho thấy Nga sẵn sàng phản ứng mạnh nếu cảm thấy “phật ư” với các lệnh trừng phạt từ bên ngoài.
Cơ quan giám sát tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor đă quyết định cấm nhập khẩu các loại bánh kẹo Ukraine. Lệnh cấm vận này đă bắt đầu có hiệu lực từ hôm qua (5/9). "Với việc cung cấp quyền lợi người tiêu dùng, Rospotrebnadzor đă đ́nh chỉ việc nhập khẩu các mặt hàng bánh kẹo Ukraine vào lănh thổ của Nga bắt đầu 5/9/2014," cơ quan giám sát tiêu dùng Nga cho biết.
Trước đó, Moscow bị đ́nh chỉ nhập khẩu đồ uống có cồn của Ukraine vào Nga, với lư do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Kẹo và rượu Ukraine là một trong hàng loạt các thực phẩm bị cấm nhập khẩu vào Nga. Chuyện này không mới. Hồi tháng trước, Nga đă áp đặt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước hưởng ứng biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga theo lời kêu gọi của Mỹ và Liên minh châu Âu do cho rằng Nga có vai tṛ trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Các thực phẩm bị cấm bao gồm thịt, cá, hải sản, sữa, trái cây và rau quả trong các sản phẩm khác. Một số quốc gia, bao gồm Úc, Áo, Ba Lan và Latvia đă than phiền về những tác động tiêu cực đến nền kinh tế của họ do lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schmidt cho biết nông dân châu Âu bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm thực phẩm Nga sẽ khó nhận được bồi thường đầy đủ, chỉ có một số nhà sản xuất trái cây dễ bị hư hỏng và rau quả sẽ được hỗ trợ bởi một quỹ 125 triệu euro từ châu Âu.
Ngoài ra, việc cấm xuất khẩu cho Nga các sản phẩm khác mà Liên minh châu Âu ban hành có thể làm hại nền công nghiệp và t́nh h́nh kinh tế của các nước thành viên. Cũng v́ lư do đó mà các thành viên trong khối NATO như Séc và Slovakia đă kêu gọi Liên minh châu Âu nên xem lại danh mục hàng cấm xuất cho Nga v́ họ muốn bảo vệ việc làm ăn cùng Nga.
Trithuctre