Tới mùa World Cup lại râm ran chuyện bình luận các … bình luận viên. Ngoại trừ những ý kiến kiểu nói cho bõ ghét và hơi khắt khe, thiết nghĩ các bình luận viên bóng đá Việt Nam cần lắng nghe những góp ý xác thực.
Các bình luận phải "bình tĩnh" chứ không nên sa vào tình cảnh như một câu nói vui: "Thầy của các cầu thủ là huấn luyện viên, còn thầy của huấn luyện viên là các bình luận viên" |
Người "làm dâu trăm họ" càng phải biết chịu khó thay đổi vì số đông bao giờ cũng có cái lý của họ. Là người ghiền coi bóng đá, đặc biệt là World Cup, tôi cũng muốn góp một vài ý cho các bình luân viên, những người góp phần tạo nên một World Cup sôi động, bốn năm mới có một lần.
|
| | Một trong những ví dụ điển hình là các bình luận viên cứ lặp đi lặp lại nhận xét các đội bóng châu Phi là "hoang dã" thậm chí là "hoang dại". Tôi không chắc là các bình luận viên có hiểu hết từ này hay không, nhưng chắc chắn đó là một từ rất tiêu cực và có gì đó xúc phạm. Có lẽ nên dùng từ "hồn nhiên" hay "ngẫu hứng" … Không nên nói theo thói quen vì thói quen của mình lại là điều nhạy cảm với người khác | |
| |
Trước hết, có lẽ chúng ta nên phân biệt giữa tường thuật và bình luận. Tường thuật, dạng như văn chương tả thực, có gì nói đó, để cho người nghe biết những gì đang xảy ra. Bình luận là bàn và đánh giá hay, dở, đúng, sai một vấn đề nào đó. Hồi xưa, thời chưa có hoặc không có tivi, phải nghe radio thì đích thị là tường thuật. Thứ nhất, phải để cho người nghe biết được diễn biến cụ thể từng pha bóng, ai cầm bóng, đi bóng bên trái bên phải thế nào… Thứ hai, là vì có thời gian đâu mà dông dài. Những người tường thuật như vậy quả thực rất tài giỏi và đương nhiên, hiếm hoi.
Thời nay, tivi thành một phương tiện quá phổ biến, tường thuật qua phát thanh hầu như biến mất. Có lẽ do cho rằng khán giả cũng đã "mục sở thị" nên người bình luận viên cho phép mình không đi quá chi tiết về diễn biến trận đấu, lạm dụng việc có nhiều thời gian để nói chuyện khác, đôi khi "trên trời dưới biển". Hậu quả là chính họ là người có thể không bám sát được trận đấu, thua cả khán giả, người chăm chú xem chứ không phải… tán chuyện.
Cần biết là với World Cup phần lớn khán giả là những người hâm mộ, vài ba năm mới xem Euro, World Cup, chứ không phải là người theo dõi bóng đá ngày này qua ngày nọ. Điều trước hết, bình luận viên phải giúp khán giả biết tường tận những gì đang xảy ra trên sân cỏ, chứ không phải là những thông tin đã có đầy rẫy trên báo chí, mạng internet. Nội chuyện đọc tên cầu thủ đang có bóng là điều tối thiểu mà nay lại là chuyện hiếm có.
Đa ngôn đa quá. Nói nhiều sai nhiều. Thay vì nói ngắn gọn kiểu như "X đang đi bóng một cách mạnh mẽ…" có bình luận viên lại diễn đạt là "Những bước chân mạnh mẽ đang được X thể hiện" !. Cách chọn từ ngữ đôi khi rất tùy tiện và không được xem xét. Một trong những ví dụ điển hình là các bình luận viên cứ lặp đi lặp lại nhận xét các đội bóng châu Phi là "hoang dã" thậm chí là "hoang dại". Tôi không chắc là các bình luận viên có hiểu hết từ này hay không, nhưng chắc chắn đó là một từ rất tiêu cực và có gì đó xúc phạm. Có lẽ nên dùng từ "hồn nhiên" hay "ngẫu hứng" … Không nên nói theo thói quen vì thói quen của mình lại là điều nhạy cảm với người khác.
Thêm nữa, bình luận viên không nên xử sự như một fan của một đội bóng nào đó, nhất là với các ngôi sao. World Cup này với Ronaldo và Messi là một điển hình rất rõ. Ngôi sao đá hay được ca ngợi thì không nói làm gì. Ngôi sao đá dở, mờ nhạt cũng được nhắc mãi suốt cả trận đấu đến nỗi cả người thích hay không thích ngôi sao đó đều bực mình!
Cuối cùng, các bình luận phải "bình tĩnh" chứ không nên sa vào tình cảnh như một câu nói vui: "Thầy của các cầu thủ là huấn luyện viên, còn thầy của huấn luyện viên là các bình luận viên".
World Cup cỡ nào cũng thật hấp dẫn, các bình luận viên nên cố gắng và lắng nghe những góp ý của người hâm mộ để trở thành một nhân tố không thể thiếu cho những mùa World Cup khó quên.
vnn