Khi World Cup Brazil 2014 bước vào ṿng hai, các đại diện của Châu Á đă dừng cuộc chơi, đánh dấu một trong những kỳ World Cup tồi tệ nhất cho châu lục khi không có đội nào giành được nổi một chiến thắng.
Sau giải đấu lịch sử năm 2002 khi lần đầu tiên một đội châu Á (Hàn Quốc) giành quyền chơi ở ṿng bán kết, những tưởng bóng đá châu lục sẽ có đà thuận lợi để đi lên, thoát khỏi định kiến ‘vùng trũng thế giới’. Tuy nhiên, các kỳ WC tiếp theo ở Đức, Nam Phi, và nay là Brasil cho thấy một biểu đồ ‘đi xuống’.
Những e ngại về sự xuống dốc của Châu Á dường như đă râm ran từ hồi chiến dịch đấu vớt ṿng loại giữa một đội Nam Mỹ là Uruguay và nước vùng Vịnh Jordan. Khi đó, Đại diện Nam Mỹ đă đè bẹp đối thủ châu Á ngay trên sân khách với năm bàn không gỡ.
Và đă có ư kiến ‘độc mồm độc miệng’ rằng đừng nói Jordan, chứ ngay cả đội vô địch Châu Á có khi c̣n thua lấm bụng trước đội bóng xếp thứ năm ṿng loại Nam Mỹ. Thế nên, việc bốn đại diện châu Á ‘khăn gói quả mướp’ về nước sớm kể ra không phải là điều ǵ bất ngờ lắm. Có bất ngờ chăng là không đội nào kiếm được một trận thắng gỡ gạc.
‘Thiếu ngôi sao’
Ngoại trừ Iran, ba đại diện c̣n lại của Châu Á không thể nói là thiếu tiềm lực vật chất để phát triển bóng đá. Giải vô địch Australia nay có thể thu hút được vài ngôi sao (dù đă về chiều) như Alexandro Del Piero (tiền vệ công tài hoa bậc nhất của Italy). Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có một giải vô địch quốc gia khá căn bản và sản sinh ra nhiều cầu thủ nay có thể chơi ở các câu lạc bộ lớn ở châu Âu.
Nhưng chừng đó dường như vẫn chưa làm cho bóng đá các nước này có thể cạnh tranh ṣng phẳng với thế giới.
Nếu nói một giải vô địch quốc gia mạnh sẽ sinh ra đội tuyển quốc gia mạnh th́ điều này cũng chỉ tương đối, v́ chẳng phải cả Anh và Italy dù đang sở hữu các giải đấu danh giá (Premier League và Serie A) mà vẫn phải thua muối mặt đó sao. Vấn đề mà các đội banh châu Á kỳ này gặp phải, do đó, có vẻ xuất phát từ việc trong đội h́nh thiếu vắng những ngôi sao có sức ảnh hưởng lớn.
Hàn Quốc, sau kỉ nguyên Park Ji Sung, dường như vẫn chưa xác lập được thế đứng của ḿnh. Đội này cũng sở hữu vài cầu thủ chơi ở các giải đấu hàng đầu châu Âu nhưng sức ảnh hưởng của các ‘sao nhỏ’ c̣n lâu mới so b́ được với cựu ngôi sao Manchester United. Thế nên, dễ thấy đội h́nh xứ sở kim chi thiếu sự đột biến cũng như những sáng tạo bất ngờ để có thể xoay chuyển t́nh thế.
"Hàn Quốc, sau kỉ nguyên Park Ji Sung, dường như vẫn chưa xác lập được thế đứng của ḿnh"
Với Nhật Bản th́ ngôi sao đương thời lớn nhất của họ là Shinji Kagawa dường như lại không có được cảm hứng và phong độ chơi bóng như thời c̣n đá ở Bundesliga dưới màu áo Dortmund. Thế nên, dù vời đến sự ‘chắc chắn và tinh quái’ của một huấn luyên viên (HLV) đến từ Italy là Alberto Zaccheroni để chỉ đạo, nhưng rốt cuộc đội bóng ‘núi Phú Sĩ’ vẫn chỉ bỏ túi được một điểm duy nhất trong bảng đấu không phải là quá khó.
Úc cũng vậy, ‘ngôi sao’ lớn nhất là Tim Cahill th́ đă qua thời đỉnh cao. Đội h́nh c̣n lại không một ai quá nổi bật, có thể làm chủ trận đấu như Harry Kewell (một thời lừng lẫy ở giải ngoại hạng Anh) từng đảm đương khi nào. Dù có trận đâu ‘ra tṛ’ trước đội banh hùng mạnh Hà Lan nhưng cuối cùng Úc vẫn không thể ‘lận lưng’ dù chỉ một điểm.
Iran, đại diện duy nhất khu vực Trung Đông, dù có ưu thế về thể lực và sự chỉ đạo của Carlos Queiroz- cựu HLV Real Madrid và tuyển Bồ Đào Nha- nhưng vẫn c̣n kém hơn các đối thủ cùng bảng ở khả năng dứt điểm, tổ chức thế trận và ghi bàn.
Rơ ràng, nếu sở hữu một ‘sát thủ’ như Ali Daei hay ‘nhà tổ chức’ Ali Karimi ngày nào th́ Iran hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với Nigeria hay Bosnia chiếc vé c̣n lại trong bảng đấu.
Nh́n trong thất bại… "Bóng đá châu Á là vùng trũng của bóng đá thế giới, bóng đá Đông Nam Á là vùng trũng của khu vực châu Á, c̣n bóng đá Việt Nam nằm ở vùng trũng của bóng đá Đông Nam Á. "
Một châu lục sở hữu lượng dân số ‘khủng’, với hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, thế mà…Nghĩ cũng lạ! Tỉ như dân Ấn th́ người ta không ham bóng đá, chứ thấy dân Trung Hoa cũng mê bóng đá mà, và Đảng lănh đạo ở đó (nghe nói) cũng rất chăm lo đầu tư cho bóng đá mà sao nền túc cầu xứ này vẫn… hên xui bất tử vậy?
Kể từ lần đầu góp mặt ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh năm 2002 ở Hàn Quốc-Nhật Bản, bóng đá Trung Quốc từ đó tới nay cứ ‘lặn dần đều’ và lâu rồi h́nh như không cạnh tranh nổi ở đấu trường Đông Á, chưa nói tới World Cup.
Phải chăng, bóng đá Trung Quốc không khá lên được là v́ mắc phải mấy căn bệnh trầm khan mà người anh em ‘bên kia biên giới’ cũng mắc phải bấy lâu: đó là bóng đá thành tích, móc ngoặc, bán độ, vị bạo lực…
Giải vô địch quốc gia Trung Quốc hiện không biết hấp dẫn cỡ nào, chỉ biết rằng Anelka, Drogba đă phải chóng vánh ra đi. Ở đó rải tiền để được họ chơi bóng, mà họ… ‘chê tiền’ bỏ đi. Chẳng biết sự thật nào đằng sau.
Người hâm mộ Việt Nam, lỡ ủng hộ các đội bóng ‘đồng châu (lục)’, hay trót thua cá độ v́ các đội này, dù có mang một chút ‘giận’ nhè nhẹ, vẫn xin được cám ơn.
Nhờ họ mà người hâm mộ mới biết rằng: bóng đá châu Á là vùng trũng của bóng đá thế giới, bóng đá Đông Nam Á là vùng trũng của khu vực châu Á, c̣n bóng đá Việt Nam nằm ở vùng trũng của bóng đá Đông Nam Á. Trũng đến ba lần luôn.
Đời là vậy, chẳng có ǵ chỉ bao hàm một nghĩa tiêu cực. Cứ chiếu theo tinh thần lạc quan cách mạng mà chúng ta được học từ thuở c̣n trẻ trâu, th́ tương lai vẫn c̣n nằm trong tay.
Tinh thần lạc quan cách mạng là liều thuốc để bóng đá Việt Nam ‘kiên tŕ phấn đấu’ để mai sau có vào WC th́ phải thắng như chẻ tre chứ không phải ‘vô rồi về’ như… hiện tại.
Với tinh thần lạc quan cách mạng, chúng ta có thể ước mơ… ‘thả dàn’: vào WC, thay mặt Á Châu thi thố với Châu Âu, Nam Mỹ, và giành vinh quang về cho… chủ nghĩa xă hội.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả.
vnn