Tác Giả : Thanh Dũng
Sự kiện hiệu tương ớt Huy Fong "Sriracha Hot Sauce" quen thuộc với rất nhiều người Việt đang cân nhắc dời 70 nhân viên toàn thời gian, 200 nhân viên thời vụ, và công việc sản xuất 20 triệu b́nh tương ớt mỗi năm sang tiểu bang khác đang gây xôn xao dư luận Hoa Kỳ. Cơ sở sản xuất của hăng Huy Fong tại Irwindale, gần Los Angeles, đang gặp nhiều rắc rối pháp lư với thẩm quyền và dân chúng địa phương.
Năm 2013, siêu thị Thuận Phát của California mở cửa chợ đầu tiên tại vùng bắc Texas.
Tương ớt Huy Fong chỉ là cái tên mới nhất trong hằng trăm công ty hăng xưởng tại California ngày càng tỏ ra mệt mỏi và thiếu kiên nhẫn với các luật lệ khắt khe và chánh sách thuế khóa nặng gánh của tiểu bang này. Tính trung b́nh, California đánh thuế thương mại cao hàng thứ 10 (8.9%) và thuế thu nhập cá nhân cao nhất nước (13.3%). Trường hợp hăng Toyota vừa quyết định dọn tổng hành dinh từ Torrance, miền nam California, sang Plano, miền bắc Texas, v́ gánh không xuể các sắc thuế phải trả chánh quyền tiểu bang tổng cộng lên đến $8 tỉ. Khảo sát “Best and Worst States for Business,” dựa theo thăm ḍ ư kiến của 500 CEO trên toàn quốc, đă xếp hạng California, cùng với New York và Illinois, là các tiểu bang làm ăn nhiêu khê nhất.
Sản xuất tương ớt Sriracha Hot Sauce tại cơ sở Huy Fong ở California.
Sau nhiều thập niên thịnh đạt, nay California đang phải chịu nhiều gánh nặng; các quyền lợi đăi ngộ nhân viên quá tốn kém; nhiều rắc rối với hoạt động nghiệp đoàn; lạm phát "lawsuit” và các vụ kiện tụng triền miên ở pháp đ́nh; và nhiều chi phí khác khiến kỹ nghệ thương mại khó phát triển. Về phía chánh quyền, điểm tín dụng của California thấp nhất trong 50 tiểu bang, và ngày càng xuống thấp hơn. Gánh nặng nợ nần khiến thành phố nhỏ Costa Mesa, phía nam Los Angeles, phải cắt giảm số nhân viên thành phố từ trên 600 xuống chỉ c̣n trên 400, bán bớt trực thăng và xe của cảnh sát, rồi phải sang các thành phố lân cận thuê cảnh sát làm việc hợp đồng. Thiếu thốn ngân sách và nhân sự, cảnh sát thành phố Oakland trong vùng vịnh San Francisco cũng đành phải... ngó lơ nhiều loại tội phạm bao gồm: phóng uế, vẽ bậy, trộm cắp vặt, v.v... Kết quả ngày nay Oakland bị liệt vào hàng 5 thành phố bạo lực nhiễu nhương nhất Hoa Kỳ.
Để Toyota rũ áo ra đi, chính thành phố Torrance cũng thừa nhận họ không có cách ǵ níu giữ nổi hăng xe hơi Nhật. Để có thể cầm chân và thu hút công ty hăng xưởng, cần thiết điều chỉnh chánh sách thuế khoá và ưu đăi cho hoạt động thương mại, mà đây là các cải cách sâu rộng chỉ có thể làm ở cấp tiểu bang. Số liệu năm 2013, Toyota là công ty lớn nhất hiện diện tại Torrance, đóng góp trên 5% việc làm cho thành phố, tổng cộng gần 3,900 người. Cơ ngơi Toyota có giá trị trả thuế địa ốc đến $473 triệu. Chưa kể hăng xe hơi này c̣n chi phí trên $200,000 mỗi năm chỉ riêng cho tiền nước. Torrance mất rất nhiều ngoài con số 2,000 việc làm Toyota sắp đội nón ra đi khi hăng rời cơ ngơi 100 mẫu đất trong vùng South Bay nằm bên bờ Thái B́nh Dương thơ mộng.
Toyota là đại công ty mới nhất nói lời giă biệt với California. Chỉ riêng năm 2011, có trên 250 công ty lớn nhỏ bỏ California đi sang các tiểu bang khác. Đến nay, cả ba hăng xe hơi lớn nhất của Nhật đều đă bỏ "Golden State". Năm ngoái, Honda Motor Co đă chuyển những nhà điều hành cao cấp từ Torrance lên Columbus, tiểu bang Ohio. Năm 2006, hăng Nissan Motor Co đă dọn nhà từ Gardena, California sang Franklin (gần Nashville), tiểu bang Tennessee. Hăng Comcast đóng cửa một lúc 4 trung tâm điện đàm phục vụ khách hàng trong vùng thủ phủ Sacramento, khiến 1,000 nhân công địa phương mất việc làm. Hiệu súp Campbell’s Soup lớn nhất thế giới cũng đóng cửa cơ sở tại Sacramento, bỏ lại 700 người thất nghiệp. Các công ty khác như PayPal, Yelp, Maxwell Technologies... đều đă thiết lập đầu cầu chiến lược tại Phoenix, tiểu bang Arizona.
Campbell Soup Co. đóng cửa cơ sở này tại Sacramento, cắt 700 công ăn việc làm.
Tuy nhiên, có lẽ không tiểu bang nào... ân oán với California nhiều như Texas. Đang có chiều hướng rơ nét các công ty hăng xưởng của California theo chân nhau về với Texas. Một trong những cá nhân thúc đẩy chiến lược thu hút công ty hăng xưởng California mạnh mẽ nhất phải kể đương kim Thống Đốc Texas Rick Perry. Ông Perry bay sang California nhiều lần vận động giới chủ thương mại California, lần cuối mới Tháng Hai đầu năm nay. Chỉ tính từ mùa hè 2012, đă có 60 công ty hăng xưởng lớn dọn nhà từ California về Texas. Các tên tuổi lớn như Facebook, eBay, LegalZoom... đă lần lượt mở văn pḥng đại diện tại Texas. Hăng năng lượng Chevron chuyển 800 việc làm văn pḥng về Houston. Năm 2012, hăng Waste Connections đă công bố rời California đi Texas, mang theo 5,000 việc làm. Mới Tháng Hai đầu năm nay, hăng dầu hỏa Occidental Petroleum Corp. cũng loan báo sẽ rời Los Angeles về Houston...
Và không chỉ có công ty hăng xưởng ra đi. Nhiều cư dân California cũng dứt áo ra đi t́m cơ hội mới. Theo công bố mới nhất, tỉ lệ thất nghiệp tại California xuống dưới 8% lần đầu tiên trong 6 năm qua, tuy nhiên vẫn c̣n cao hơn mức trung b́nh quốc gia là 6.3%. Số liệu năm 2010, chỉ có chừng 37% trên tổng dân số California có công ăn việc làm ổn định. California cũng đội sổ trong 50 tiểu bang về tỉ lệ số pḥng cấp cứu trên số dân. Một trong những lư do là nhiều thập niên theo đuổi các chánh sách y tế xă hội rộng răi đưa đến chỗ lạm dụng và các nhà thương đều... quá tải. Giá nhà California cao ngất ngưởng cũng là lư do khác khiến dân chúng bỏ tiểu bang này, di cư sang Arizona, Texas, North Carolina, South Carolina, Tennessee, Florida, v.v... Kể từ năm 2000, trên 1.6 triệu người đă dọn nhà khỏi California. Thống kê riêng cho California và Texas từ năm 2005 cho thấy: hễ có 100 người Texan dọn sang California, th́ lại có đến 183 người Californian chuyển qua Texas.
Ngay cả kỹ nghệ màn bạc Hollywood cũng đang bỏ "Tiểu Bang Vàng" để chạy theo các ưu đăi tài chánh và miễn giảm thuế ở các nơi khác như Louisiana, Úc châu, New Zealand, v.v... Đơn cử bộ phim “San Andreas” (ra mắt 2015). Đây là phim khoa học viễn tưởng về thảm họa động đất 10 độ Richter tại San Francisco. Vậy mà đạo diễn chỉ bấm máy quay vỏn vẹn 6 ngày ở San Francisco. Toàn bộ phần c̣n lại của bộ phim ngân sách $100 triệu quay tại Queensland, Úc châu.
Đa phần ngoại cảnh phim động đất "San Andreas" lại quay bên Úc.
Hăng Toyota đến với California từ 1957, lúc họ mở một cơ sở thăm ḍ tại Hollywood. California sát bờ biển, gần nước Nhật nhất, có cư dân đa dạng, cởi mở, chịu thử chạy xe mới, lúc đó là cơ hội tốt nhất cho các hiệu xe Nhật đang t́m cách chen chân vào thị trường Hoa Kỳ. Ngày nay, 22% số xe cộ trên đường sá California mang hiệu Toyota. Qua thời gian, sự gắn bó với California phản chiếu ở nhiều khía cạnh khác. Nissan đă chịu mất 2/3 số nhân viên kỳ cựu người California khi hăng chuyển về tiểu bang Tennessee năm 2006.
California cũng là tiểu bang nặng ân t́nh với nhiều người gốc Việt. Từ những cảnh đời lưu vong tản mác tứ phương sau tháng 4-1975, nhiều người đă rủ nhau về California. Dần dần những cộng đồng người Việt lớn mạnh nhất thế giới h́nh thành tại đây. Thời tiết mát mẻ, khí hậu dễ chịu, nhiều chánh sách ưu đăi dành cho di dân, và nhiều lư do khác đă giúp làm nên câu nói "Cali đi dễ khó về". Tuy nhiên, đời sống biến chuyển không ngừng. Các lợi thế của California trước kia nay có thể đang vơi đi ít nhiều, phản chiếu qua thực tế ngày càng nhiều người Việt rời California sang các tiểu bang khác sanh sống, làm việc, mua nhà, mở nhà hàng, tiệm nail, v.v...
Một căn nhà tại Quận Cam, California, định giá $430,000, có thể giá rẻ hơn nhiều lần tại Texas hoặc một tiểu bang khác.
TD/Baotreonline