Thống đốc NHNN khẳng định từ giờ đến cuối năm tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định và nếu có phải điều chỉnh sẽ chỉ ở mức 1%.
Tỷ giá ổn định, giới đầu cơ không vui
Đầu năm nay, NHNN đưa ra thông điệp về việc tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng ổn định nhưng linh hoạt, không cố định, đồng thời dự báo tỷ giá nếu có điều chỉnh sẽ không quá 2% cho cả năm. Tuy nhiên đến nay, sau gần 5 tháng với t́nh h́nh thị trường “êm ả”, Thống đốc NHNN khẳng định thêm từ giờ đến cuối năm tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định và nếu có phải điều chỉnh sẽ chỉ ở mức 1%.
Nh́n lại hơn 2 năm qua, có thể thấy một trong những dấu ấn thành công trong điều hành CSTT của NHNN chính là điều hành tỷ giá. "Điều hành tỷ giá có sự định hướng rơ ràng, các giải pháp thực hiện nhất quán, kết hợp đồng bộ giữa chính sách tỷ giá, lăi suất, đảm bảo nâng cao ḷng tin vào VND, giảm t́nh trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế, tăng cường dự trữ ngoại hối Nhà nước” – TS. Tô Ánh Dương, Viện Kinh tế Việt Nam - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nhận xét.
Trước đây, tỷ giá thường xuyên biến động, áp lực tăng tỷ giá là thường xuyên, xu hướng chuyển dịch từ việc nắm giữ VND sang USD tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, NHNN phải bán ngoại tệ để can thiệp thị trường, làm dự trữ ngoại hối (DTNH) giảm xuống mức thấp, gây khó khăn cho việc điều hành và ổn định thị trường tiền tệ. Tuy nhiên từ cuối năm 2011 đến nay, mục tiêu và các biện pháp điều hành tỷ giá luôn được đặt ra rơ ràng, thể hiện ở việc ngay từ đầu mỗi năm NHNN đều đưa ra các thông điệp điều hành cho cả năm.
Đơn cử, năm 2011, NHNN đặt mục tiêu kiểm soát tỷ giá không quá 1%; năm 2012 và năm 2013 đều đặt mục tiêu ổn định tỷ giá trong biên độ tăng không quá 2-3%. Cùng với đó là các biện pháp quyết liệt để đạt được các mục tiêu đặt ra và thực tế các mục tiêu này cuối cùng đă đạt được.
Chính mục tiêu điều hành minh bạch, chủ động và quyết liệt trong suốt thời gian qua đă giúp giảm mạnh kỳ vọng về sự mất giá của đồng Việt Nam, đồng thời gần như “triệt tiêu” được tâm lư găm giữ ngoại tệ chờ biến động trên thị trường chợ đen để kiếm lời.
Sở dĩ muốn nhấn mạnh đến ư này v́ thậm chí đến cuối năm 2012 và đầu năm 2013, vẫn c̣n rất nhiều người tin rằng, các biện pháp điều hành tỷ giá của NHNN mang tính cưỡng ép hành chính nên sẽ không duy tŕ được sự ổn định trong thời gian dài và chắc chắn tỷ giá sẽ có những biến động lớn nên hiện tượng găm giữ ngoại tệ vẫn c̣n. Đến nay đă đủ thời gian để khẳng định, t́nh trạng găm giữ ngoại tệ, chủ yếu là USD, để chờ tỷ giá biến động đă được hóa giải.
Một chuyên gia đă chỉ ra, trong chiến lược chống đô la hóa, việc NHNN siết chặt lại các đối tượng được vay ngoại tệ là một “đ̣n” mạnh đánh vào giới đầu cơ. Bởi trước đây, nhiều DN không có nguồn thu ngoại tệ, không có nhu cầu ngoại tệ cũng vay ngoại tệ dẫn tới áp lực “cầu giả”. C̣n trên thị trường mua bán ngoại tệ bây giờ chỉ c̣n lại các nhu cầu thật, yếu tố đầu cơ được loại bỏ nên thị trường đă lành mạnh hơn rất nhiều. Từ các thành viên thị trường đến từng người dân, có lẽ ai cũng vui mừng trước thực tế này, trừ giới đầu cơ và những đối tượng trước đây đă từng coi ngoại tệ là một kênh “lướt sóng” để kiếm lời.
Mức độ đô la hóa giảm đáng kể giai đoạn 2006 – 2013
Cần nh́n trong tổng thể
Cùng với đó, ḷng tin của thị trường vào đồng Việt Nam tăng lên, t́nh trạng đô la hóa trong nền kinh tế giảm xuống đáng kể. Công tác điều hành tỷ giá cũng được gắn kết chặt chẽ với điều hành thị trường nội tệ, đặc biệt là lăi suất, từ đó góp phần ổn định thị trường ngoại hối, phản ánh qua việc hoạt động của thị trường tự do bị thu hẹp, DTNH quốc gia liên tục tăng... Đến nay, mức DTNH đă đạt trên 35 tỷ USD – mức cao nhất từ trước đến nay. Nguồn dự trữ này không những để phục vụ rất tốt cho nền kinh tế mà c̣n tạo ra vị thế và tiềm năng đối ngoại của đồng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Theo số liệu mới nhất của NHNN, huy động vốn bằng VND tiếp tục tăng, trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ giảm so với đầu năm. Cụ thể tính đến 22/4/2014, huy động vốn của toàn hệ thống tăng 3,09% so với đầu năm, trong đó huy động vốn bằng VND tăng 4,26%, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,98%. NHNN cho biết, việc tăng trưởng huy động vốn bằng VND cao trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ giảm là phù hợp với chủ trương chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ và cho thấy niềm tin của người dân vào hệ thống TCTD tăng lên.
Nhưng có lẽ quan trọng nhất là chủ trương điều hành tỷ giá ổn định nhưng không cố định và luôn đặt mục tiêu giữ tỷ giá biến động không lớn trong gần 3 năm qua đă tạo niềm tin cho thị trường, nhất là các ḍng vốn bên ngoài muốn chọn Việt Nam để đầu tư. Đồng thời, việc NHNN điều hành mở và phát ra thông điệp rơ ràng như thời gian qua cũng gây dựng ḷng tin vững chắc cho cộng đồng DN, tạo điều kiện cho các DN chủ động trong việc lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Cũng có những quan điểm cho rằng, vẫn cần phá giá tiền đồng để hỗ trợ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Lê Quang Trung - Phó tổng Giám đốc, Giám đốc Khối Nguồn vốn và Ngoại hối Ngân hàng VIB không đồng t́nh với quan điểm này khi cho rằng, thực tế thời gian qua, tỷ giá ổn định nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng khá tốt.
Trước đây, chúng ta thường xuyên phải phá giá mạnh mà xuất khẩu cũng không tăng trưởng khá hơn. Vậy nếu nói phá giá hỗ trợ cho xuất khẩu tốt th́ cần tính toán và lượng hóa chính xác mỗi % phá giá sẽ hỗ trợ tăng thêm bao nhiêu % xuất khẩu. C̣n nếu không chứng minh được th́ chính sách điều hành tỷ giá hiện nay là hoàn toàn phù hợp. Bởi, như thực tiễn hơn 2 năm vừa qua đă chứng minh, cái được của tỷ giá ổn định lớn hơn cái mất rất nhiều. Trong đó 2 điểm nổi lên có thể thấy rơ nhất là: Thứ nhất, DN chủ động trong chiến lược kinh doanh; Thứ hai, Việt Nam trở thành một trong những nơi thu hút được tốt các nguồn vốn cả trực tiếp và gián tiếp nước ngoài khi họ không c̣n lo ngại về rủi ro tỷ giá.
Cũng theo ông Trung: “Ở một thị trường khi mà cung và cầu chưa ở mức hoàn thiện th́ điều hành tỷ giá theo mục tiêu như cách hiện nay của NHNN là đúng hướng. C̣n nếu thả nổi tỷ giá hoàn toàn th́ nhiều khả năng sẽ thất bại”.
Theo Anh Tuấn
Thời báo ngân hàng