Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tính toán bước tiếp theo với nước láng giềng Ukraine, th́ ḍng tiền đầu tư khổng lồ của nước này đang “chảy máu” khỏi xứ Bạch dương.
Ngân hàng Trung ương Nga tuần này vừa công bố khoảng 64 tỉ USD tài sản của người dân nước này đă ra nước ngoài trong ba tháng đầu năm nay, gần bằng tổng số tiền đầu tư vào Nga trong năm 2013. Ước tính số tiền vốn bị vuột khỏi tay Nga chiếm 12% tổng sản phẩm quốc nội.
T́nh trạng này c̣n tiếp diễn nếu t́nh h́nh Ukraine vẫn rối loạn. Quan chức tại Ngân hàng Thế giới cảnh báo, Nga có thể sẽ bị mất thêm 150 tỷ USD nữa nếu khủng hoảng khu vực leo thang. Kể từ năm 2008, gần 500 tỷ đă "chạy" khỏi đất nước này.
Khi ḍng tiền thi nhau tháo chạy khỏi Nga, biến động ở Ukraine sẽ khiến các nhà đầu tư nản ḷng khi nghĩ tới thị trường Nga. T́nh h́nh mất vốn xảy ra khi nền kinh tế xứ Bạch dương đang phát triển một cách nghèo nàn, lạm phát tăng nhanh, ngân hàng trung ương buộc phải tăng lăi suất để bảo vệ đồng rúp không bị mất giá.
Mỹ và các nước phương Tây, đang t́m cách ngăn cản tham vọng Ukraine của Putin, đe dọa sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Nga vẫn tiếp tục hung hăng. Tuy nhiên, cho đến nay, những hành động ngăn cản mới chỉ dừng lại ở việc đóng băng tài sản của một số các nhân vật đồng minh thân cận với Putin.
“Gót chân Asin của nền kinh tế Nga là ḍng tiền bị chảy khỏi quốc gia này sau những cú sốc. Chúng tôi nghĩ bất cứ lệnh trừng phạt hoặc đe dọa trừng phạt sẽ được nhắm đến mục tiêu cuối cùng là ḍng chảy của vốn” – các nhà phân tích của Goldman Sachs nhận định.
Những tranh chấp giữa Nga và Ukraine khiến Nga bị mất 6,4 tỷ USD.
Mở rộng việc đóng băng tài sản của Nga ở nước ngoài có thể có sự phối hợp của vài chính phủ gồm Cyprus và British Virgin Islands, những thiên đường thuế của các nhà tài phiệt Nga và những đại gia nước này. Danh sách tài sản được giấu ở nước ngoài có bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng và các công ty tư nhân.
Tuy nhiên các cuộc đàm phán căng thẳng của các nhà lănh đạo phương Tây về việc mở rộng phạm vi đóng băng tài sản và đe dọa trừng phạt kinh tế trở nên rắc rối hơn bởi sự phụ thuộc của châu Âu vào khí gas của Nga. Khoảng 30% nhu cầu khí gas của châu Âu do Nga cung cấp, một nửa trong số đó phải chảy qua đường ống dẫn khí của Ukraine.
Ngày 10/4, Putin cảnh báo các nhà lănh đạo châu Âu rằng Kremlin sẽ cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine nếu nước này không trả khoản nợ 2,2 tỉ tiền khí thiên nhiên. Trong một bức thư gửi 18 lănh đạo các nước phương Tây, Putin yêu cầu Ukraine trả tiền nợ sau khi Kiev không đúng hẹn trả nợ tiền khí đốt tháng 3.
Đây không phải là một lời đe dọa không căn cứ bởi công ty khí đốt Gazprom của Nga đă ngừng cung cấp nhiên liệu cho Ukraine trong thời gian tranh chấp vào mùa đông năm 2005-2006 và 2008-2009, khiến châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Kinh tế Nga dự đoán tăng trưởng GDP của họ sẽ giảm khoảng xuống c̣n 0,5% so với 1,3% của năm ngoái.
Nếu t́nh trạng c̣n tiếp tục, khủng hoảng Ukraine sẽ đưa nền kinh tế Nga vào t́nh thế đi thụt lùi. Tháng trước, Ngân hàng Thế giới dự đoán trong viễn cảnh xấu nhất, tăng trưởng của Nga sẽ sụt giảm 1,8% trong năm nay.
“Sẽ không có suy thoái kinh tế nhưng xuất hiện vấn đề tŕ trệ về cả chiều sâu và rộng. Hơn nữa, khủng hoảng đầu tư vẫn tiếp tục và không biết sẽ tiếp tục kéo dài bao lâu”, Andrei Klepach, người của Bộ Kinh tế Nga nói.
Trong khi đó, khủng hoảng Ukraine lại khiến đồng rúp bị xuống giá do các nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư bằng đồng tiền này nữa. Điều đó khiến giá nhập khẩu tăng, kéo lạm phát tăng theo. Bộ Kinh tế dự đoán lạm phát giá hàng năm của tháng 3 sẽ tăng lên 7% so với 6,2 % của tháng 2.
Thái An
Nguoiduatin