Atletico Madrid đă đánh bại Barcelona một cách hoàn toàn thuyết phục tại Vicente Calderon. Một chiến thắng mang đậm dấu ấn của chiến lược gia Diego Simeone với những nước cờ hiểm hóc. Ngược lại, HLV Martino bên phía Barca để lại nỗi thất vọng tràn trề.
Barcelona đă thua một cách toàn diện trước Atletico
1. Áp lực đến nghẹt thở: Trái ngược với suy đoán của nhiều người, Atletico nhập cuộc rất nhanh và dồn đội h́nh lên tấn công ngay sau tiếng c̣i khai cuộc. Lối chơi tràn đầy khí thế và sinh lực của thầy tṛ Diego Simeone tạo nên áp lực đến nghẹt thở lên khung thành thủ môn Pinto. Barcelona gần như không kịp trở tay và co cụm pḥng ngự một cách thụ động trước đối thủ. Kết quả Atletico chọc thủng lưới Barca ngay ở phút thứ 5 với pha lập công của Koke cùng với 3 lần đưa bóng t́m đến khung gỗ chỉ trong 20 phút đầu trận.
2. Sự vỡ vụn của hàng thủ Barcelona: 4 pha dứt điểm, 1 thành bàn (Koke) và 3 đi trúng khung gỗ (Villa và Adrian) chỉ trong ṿng 20 phút đầu trận là những sản phẩm có sự góp sức không nhỏ của hàng pḥng ngự Barcelona. Công bằng mà nói, những mảng miếng phối hợp tấn công mà Atletico thực hiện không thực sự quá sắc sảo. Tuy vậy, sức ép khủng khiếp mà Los Rojiblancos tạo ra đă khiến hàng thủ Barca vỡ vụn, liên tiếp mắc sai lầm. Hệ quả là khung thành Pinto liên tục chao đảo khi những Koke, Villa hay Adrian khai thác rất tốt sai lầm của hàng thủ đối phương.
3. Nước cờ hiểm của Diego Simeone: Vị thế của Atletico ở tứ kết là đội bóng cửa dưới, phải đối đầu với Barcelona, thế lực lớn nhất tại châu Âu trong ṿng gần chục năm qua. V́ vậy ai dám nghĩ rằng Atletico sẽ dâng cao đội h́nh tấn công ngay sau tiếng c̣i khai cuộc như thực tế đă diễn ra thay v́ cố thủ bảo vệ thành quả ḥa 1-1 có được trên sân Nou Camp. Tuy nhiên quả thực Diego Simeone đă đi một nước cờ quá hiểm hóc, vừa tận dụng được sự hưng phấn của các học tṛ lẫn CĐV, vừa phủ đầu đám kiêu binh của Martino. Atletico tiến vào bán kết với tư cách là đội bong duy nhất duy tŕ được thành tích bất bại (8 thắng, 2 ḥa) rơ ràng không phải nhờ may mắn.
4. Phản ứng chậm chạp và yếu ớt của Martino: Real Madrid trước Dortmund hay Bayern Munich trước Manchester United đều phải nhận những đ̣n đánh chớp nhoáng từ đối thủ. Tuy nhiên, Ancelotti hay Guardiola phản ứng rất nhanh sau khi chịu đ̣n. Sau khi nhận 2 bàn thua chóng vánh trong hiệp 1, “đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha” siết chặt lại đội h́nh trong hiệp 2 và lập tức rút Illarramendi, cầu thủ thi đấu tệ nhất ra khỏi sân. Kết quả là Real Madrid giữ được kết quả có lợi đến khi trọng tài nổi hồi c̣i măn cuộc.
Trong khi đó ngay sau bị khi Evra chọc thủng lưới, gần như ngay lập tức Bayern Munich có bàn gỡ ḥa nhờ công Mandzukic. Bàn thắng ở thời điểm mà những người hâm mộ Manchester United vẫn đang c̣n ăn mừng. Chưa dừng lại ở đó, Guardiola cho thấy khả năng đọc trận đấu và điều chỉnh đội h́nh nhạy bén với việc tung Rafinha vào sân, đẩy Philipp Lahm lên đá tiền vệ nhằm củng cố sức mạnh ở tuyến giữa. Sự điều chỉnh kịp thời này giúp Bayern Munich thi đấu vững chăi và áp đảo hoàn toàn đối thủ. “Hùm xám” nhanh chóng cụ thể hóa sự vượt trội ấy bằng hai bàn thắng nữa do công của Muller và Robben trong khi MU thi đấu gần như không một chút phản kháng.
Barcelona cũng “dính đ̣n” trước trong trận đấu với Atletico, nhưng đáng tiếc Martino không phải là Ancelotti hay Guardiola. Chiến lược gia người Argentina phản ứng rất chậm sau khi bị đối thủ chọc thủng lưới, thậm chí những phản ứng rất yếu ớt. Bằng chứng rơ ràng nhất là Martino không dám mạo hiểm rút một Messi thi đấu rất nhợt nhạt ra khỏi sân (cả trận chỉ di chuyển 6.72km, nhiều hơn mỗi thủ môn Pinto). Hệ quả là Barca không thể tạo ra áp lực lên phía khung thành Atletico, những đợt tấn công diễn ra với tốc độ và cường độ rất thấp.
HT