Ngày 5.2, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng bắt đầu giao dịch mua bán vàng miếng trở lại và tiếp tục duy tŕ mức chênh lệch giá cao hơn khoảng 3,2-3,3 triệu đồng mỗi lượng so với giá vàng thế giới quy đổi.
Mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Tết, giá vàng miếng SJC được Bảo tín Minh Châu niêm yết ở mức 35,29 - 35,36 triệu đồng/lượng, không đổi trong suốt thời gian từ giờ mở cửa sáng đến chiều cùng ngày. Doji cũng niêm yết giá bán vàng miếng SJC ở mức 35,36 triệu đồng/lượng trong khi giá mua vào niêm yết ở mức thấp hơn, 35,28 triệu đồng/lượng. Ngoài sản phẩm vàng miếng SJC, Bảo tín Minh Châu vẫn giao dịch sản phẩm Vàng rồng Thăng Long với mức giá thấp hơn đáng kể, chỉ quanh mức 32,75-33,30 triệu đồng/lượng.
Theo dự báo, giá vàng c̣n giảm năm 2014. Nguồn: internet
Như vậy, so với mức giá cao nhất của vàng miếng SJC lập được trong ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết (35,33-35,42 triệu đồng/lượng), giá vàng SJC niêm yết tại Bảo tín Minh Châu trong ngày 5.2 giảm khoảng 40-60 ngh́n đồng/chỉ ở chiều mua vào và chiều bán ra.
Song nếu so với giá vàng thế giới vào chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam (khoảng 32,07 triệu đồng/lượng), giá vàng trong nước hiện vẫn cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 3,2-3,3 triệu đồng mỗi lượng.
Đây là mức chênh lệch khá phổ biến của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới trong các tháng cuối năm 2013, giảm đáng kể so với mức chênh lệch vốn từng lên đến 6-6,2 triệu đồng mỗi lượng từng xuất hiện trong năm 2013.
Dẫu vậy, nếu so với kỳ vọng chênh lệch giá của thị trường, mức chênh lệch giá trên 3 triệu đồng mỗi lượng trên đây sẽ vẫn là quá cao.
Giới chuyên gia tài chính cũng như một số các doanh nghiệp từng nh́n nhận rằng, nếu cộng thêm toàn bộ các chi phí để nhập khẩu, vận chuyển và gia công vàng miếng, cộng thêm chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra cũng như tính thêm các yếu tố rủi ro biến động giá, chênh lệch giá vàng giữa thị trường trong nước với thế giới nhiều nhất chỉ nên vào khoảng 1-1,5 triệu đồng mỗi lượng.
Điều đáng nói, mức chênh lệch giá vượt con số 3 triệu đồng trên đây không chỉ xuất hiện trên biểu giá niêm yết vàng miếng của các doanh nghiệp trên thị trường mà xuất hiện ngay trên mức giá tại các phiên đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trong phiên đấu thầu cuối cùng của năm 2013, vào ngày 31.12.2013, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc mà NHNN đưa ra theo tính toán của một số tổ chức thậm chí c̣n cao hơn giá vàng thế giới quy đổi tới hơn 4 triệu đồng mỗi lượng.
Tâm lư yêu thích vàng của người dân vẫn c̣n quá mức, theo phân tích của giới chuyên gia ngân hàng, vẫn là nhân tố chính khiến chênh lệch giá vàng vẫn lớn hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường. Hơn nữa, NHNN cũng không thể lăng phí quá lớn nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia cho việc nhập khẩu nguyên liệu vàng để tạo nguồn cung cho thị trường vàng miếng trong nước.
Thực tế cùng với 20.000 lượng vàng chào bán thành công trong phiến cuối năm, tổng cộng trong năm 2013, NHNN thực hiện 76 phiên đấu thầu vàng, chào bán ra thị trường tổng cộng 1.932.000 lượng và bán thành công 1.819.900 lượng. Số vàng được các doanh nghiệp và ngân hàng mua vào tính từ cuối tháng 3.2013 đến hết năm tương đương tới hơn 68 tấn.
Lượng vàng bán ra rất lớn cùng với chênh lệch giá vẫn cao đồng nghĩa với việc NHNN sẽ thu được một khoản chênh lệch khổng lồ. Điều đáng mừng là toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới thu được qua đấu thầu vàng miếng của NHNN, như khẳng định của NHNN, đều được nộp cho NSNN thay v́ rơi vào túi một số ít những tổ chức, cá nhân kinh doanh và đầu cơ vàng miếng.
Cho đến lúc này, việc kéo chênh lệch giá vàng về được mức kỳ vọng của thị trường vẫn chỉ là… kỳ vọng.