Biển Đông: Sau hung hăng, Trung Quốc bất ngờ dịu giọng
Sau một loạt những hành động hung hăng, hiếu chiến ở Biển Đông trong thời gian vừa qua, Trung Quốc hôm qua (2/5) đă bất ngờ đưa ra đề xuất tiến hành các cuộc đàm phán với ASEAN về việc soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông. Đây là khu vực đang chứng kiến những cuộc tranh chấp lănh thổ nóng bỏng giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng ASEAN.
Trung Quốc gần đây thường xuyên đưa tàu lớn, trong đó có cả tàu chiến, ra Biển Đông nhằm uy hiếp, dọa dẫm các nước có tranh chấp với họ.
Thông tin về đề xuất đàm phán về Biển Đông của phía Trung Quốc đă được xác nhận bởi Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa. Ông này cũng cho biết tại một cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Wang Yi rằng, ông Wang c̣n đề nghị thành lập một nhóm các nhân vật nổi bật để tham gia vào tiến tŕnh đàm phán giữa các chính phủ về vấn đề “quy tắc ứng xử” ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Wang đang có chuyến thăm đến Indonesia. Đây là chặng dừng chân thứ hai của ông này trong chuyến công du đến 4 nước ASEAN. Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Wang kể từ khi ông tiếp nhận chức Ngoại trưởng Trung Quốc hồi tháng 3 mới đây.
Trước đó, trong khi ở thăm Bangkok, Thái Lan hôm thứ Tư (1/5), Ngoại trưởng Wang đă bảo đảm với các nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng, Trung Quốc muốn giải quyết những cuộc tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông với các nước láng giềng thông qua đối thoại, đàm phán.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa, ông Wang nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn để ngỏ khả năng thảo luận về bộ quy tắc ứng xử trên biển. "Thực tế là chúng tôi đă nhất trí với ASEAN về việc cả hai bên sẽ t́m kiếm một bộ quy tắc ứng xử - COC dựa trên sự đồng thuận”, ông Wang nói.
Theo lời ông Natalegawa, ông này đă đồng ư với đề xuất của người đồng cấp Trung Quốc về việc mở một cuộc đối thoại cấp làm việc về “bộ quy tắc ứng xử” đồng thời lập ra Nhóm Các Nhân vật Nổi bật.
Đề cập đến lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Wang cho biết, Trung Quốc muốn ḥa b́nh và sự ổn định đồng thời cam kết sẽ giải quyết các cuộc tranh chấp lănh thổ thông qua sự đồng thuận với bên liên quan theo một cách thức ḥa b́nh. "Đó là lập trường của chúng tôi và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi”, ông Wang nói.
Trước đó cùng ngày, cũng tại Indonesia, Tổng thư kư ASEAN Lê Lương Minh đă có cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Wang. Ông Lê Lương Minh đă nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ASEAN và Trung Quốc “sớm tiến tới việc kư kết một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”. Theo Tổng thư kư ASEAN, Ngoại trưởng của các nước thành viên trong hiệp hội và Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt vào tháng 8 tới nhằm thảo luận về vấn đề liên quan đến bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Trung Quốc đang có tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông với một loạt nước láng giềng ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Bắc Kinh có ư đồ độc chiếm Biển Đông bằng việc đưa ra bản đồ đường 9 đoạn hay c̣n gọi là đường lưỡi ḅ phi pháp. Theo đó, Trung Quốc đ̣i chủ quyền gần như 80% Biển Đông, xâm lấn đến tận sát bờ biển của nhiều nước láng giềng. Gần đây, để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của ḿnh, Trung Quốc liên tiếp có những hành động hung hăng, hiếu chiến như đưa tàu thuyền ra quấy nhiễu, ngăn chặn tàu thuyền của các nước khác; tiến hành các cuộc tuần tra, tập trận ở các vùng biển tranh chấp đồng thời dùng nhiều biện pháp, chiến thuật phi quân sự để t́m cách tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các nước khác.
Trước sự lấn tới ngày một mạnh mẽ của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đang t́m cách đẩy nhanh tiến tŕnh kư kết một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột ở những vùng tranh chấp.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Brunei hồi tháng 4 vừa rồi, các nước thành viên ASEAN đă nhất trí với nhau sẽ đàm phán về vấn đề Biển Đông với Trung Quốc trên tư cách một khối thống nhất. Trên cương vị Chủ tịch của ASEAN, Brunei đặt việc t́m kiếm một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương tŕnh nghị sự của hiệp hội trong năm nay.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.