Chiến sự ở thủ đô Tripoli chưa kết thúc nhưng cuộc tranh giành quyền tiếp cận nguồn dầu lửa của Lybia đă bắt đầu.
Trước khi quân chống đối chính phủ nổi dậy hồi tháng 1, Lybia sản xuất được 1,3 triệu tấn dầu/ngày. Dù chỉ chiếm chưa đến 2% nguồn cung của thế giới nhưng ít nước có thể cung cấp được một lượng dầu thô ngọt có chất lượng như Lybia được các trung tâm lọc dầu thế giới ưa chuộng và phụ thuộc như vậy.
Việc Lybia nối lại sản xuất dầu sẽ giúp giảm giá dầu tại thị trường châu Âu và gián tiếp giảm giá dầu ở khu vực bờ Đông của nước Mỹ. Các nước phương Tây, đặc biệt là các nước NATO hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy, muốn đảm bảo chắc chắn rằng các công ty dầu của nước họ sẽ được ưu tiên hút dầu ở Lybia.
Bộ trưởng ngoại giao Italy Franco Frattini nói rằng công ty dầu lửa Italy là Eni “sẽ có vị trí số 1 trong tương lai” tại đất nước Bắc Phi này. Frattini thậm chí c̣n cho biết các kỹ thuật viên của Eni đang trên đường đến phía Đông Lybia để khai thác dầu. Sản xuất dầu của Lybia bị ngưng trong cuộc chiến kéo dài vừa qua.
Eni cùng các hăng dầu khác như BO của Anh, Total của Pháp, Repsol YPF của Tây Ban Nha và OMV của Áo trước đây là các hăng sản xuất dầu lớn ở Lybia và là các công ty sẽ hưởng lợi lơn khi chiến sự kết thúc.
Các công ty của Mỹ trước đây cũng làm ăn với chính quyền của Qaddafi dù Mỹ chỉ lệ thuộc chưa đến 1% vào nguồn dầu nhập khẩu từ Lybia.
Tiếng súng chưa dứt ở Tripoli nhưng cuộc chiến tranh giành nguồn dầu mỏ đă bắt đầu.
Nhưng vẫn chưa chắc chắn liệu một chính phủ mới của lực lượng nổi dậy có tôn trọng những cam kết của chính quyền Gaddafi hay không, hoặc họ sẽ có cách tiếp cận ra sao trong các cuộc thương lượng các hợp đồng chia sản phẩm mới với các công ty sẵn sàng đầu tư vào các các giếng dầu sẵn có và thăm ḍ các khu vực mới.
Thậm chí trước khi nắm quyền kiểm soát đất nước, quân nổi dậy bóng gió nói rằng họ sẽ nhớ đến những người bạn và kẻ thù của họ và sẽ thương lượng các hợp đồng thích hợp. Abdeljalil Mayouf, một người phát ngôn của công ty dầu Agoco thuộc phe nổi dậy nói: “Chúng tôi không có vấn đề ǵ với các công ty Italy, Pháp và Anh. Nhưng chúng tôi có một số vấn đề chính trị với các nước Nga, Trung Quốc và Brazil.”
Gaddafi thường đặt ra các đ̣i hỏi về lệ phí, thuế và các đ̣i hỏi khác, gây cản trở lớn đối với các công ty dầu quốc tế. Một chính phủ mới ở Tripoli có quan hệ thân thiện với NATO có thể sẽ là một đối tác dễ chịu hơn của các nước phương Tây.
Một số chuyên gia nói rằng được tự do hơn, các công ty dầu có thể sẽ t́m thêm được nhiều dầu hơn ở Lybia so với những hạn chế dưới thời chính quyền của Gaddafi.
Các nhà phân tích về dầu nói rằng rất có thể các công ty dầu như Total và Eni sẽ cạnh tranh nhau quyết liệt để giành được những hợp đồng khai thác loại dầu tốt nhất, với sự hậu thuẫn của chính phủ nước họ trong cuộc vận động cho các hợp đồng béo bở này.
Nhưng trước hết quân nổi dậy phải thiết lập được quyền kiểm soát đất nước. “Nếu họ không tạo ra được một môi trường an ninh ổn định th́ không ai muốn gửi công nhân quay lại đất nước này”, nhà chiến lược địa chính trị của hăng Barclays Capital nhận xét.
Các chuyên gia dầu lửa cảnh báo là phải mất ít nhất là 1 năm để Lybia sửa chữa và đưa các giếng dầu vào khai thác trở lại, dù xuất khẩu có thể bắt đầu trong vài tháng. V́ nguồn dầu của Lybia ở xa và cách trở các trung tâm kinh tế cho nên bất kỳ một chính phủ mới nào cũng phải đặt vấn đề sản xuất làm một ưu tiên cao nhất.
Điều đó có nghĩa là phải thiết lập lại an ninh cho mỗi khu vực giếng dầu, đường ống và các cảng lớn. Chính phủ mới cũng cần phải nhanh chóng thiết lập quan hệ với các công ty dầu quốc tế, trong số đó có một số vẫn giữ liên hệ với cả hai chính phủ Gaddafi và phe nổi dậy để chờ cơ hội.
Các công ty dầu làm ăn với Lybia từ chối không b́nh luận hoặc chỉ nói là họ đang chờ xem t́nh h́nh an ninh diễn biến ra sao ở Lybia trước khi cử nhân sự đến đó. Tag: Chiến sự Libya - NATO
Phạm Ngọc Uyển/baodatviet