Tổng thống Ai Cập, Abdel Fattah-al Sisi đă phát biểu: Đạo Hồi, một tôn giáo với những giá trị khoan dung được hơn một tỷ người tin theo, không thể được đánh giá thông qua hành động của những kẻ tội phạm và những kẻ giết người.
Nhưng những vụ như viên phi công Jordan bị nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) thiêu sống,hay hàng loạt những vụ giết người tàn bạo của tổ chức IS đă khiến thế giới Hồi giáo có những phân rẽ mới.
Vụ việc làm dấy lên những lời lên án mạnh mẽ, nhưng cũng khiến một số người ủng hộ hành động của IS với lư do việc nhóm này trả thù các vụ họ bị ném bom là thỏa đáng, phù hợp với các nguyên tắc của kinh Koran.
Trên báo chí và trên truyền thông xă hội, nhiều người đặt câu hỏi liệu các hành động bạo lực của IS có khiến người ta nghĩ lại về cách Hồi giáo được diễn giải ra sao trong thế giới hiện đại.
Đoạn băng h́nh mà IS đăng lên mạng, theo đó cho thấy cảnh Trung úy Muath Al-Kaseasbeh bị thiêu sống trong một cũi sắt cho thấy mức độ tàn bạo của IS đă được đẩy lên một mức cao mới.
Một nhà b́nh luận trên báo Al-Fadjr của Algeria lên án gay gắt.
"Đừng có nói rằng Hồi giáo là ngây thơ về những suy nghĩ đó. Hồi giáo không c̣n ngây thơ kể từ khi những kẻ mất trí, những kẻ rối loạn nhân cách bắt đầu diễn giải theo cách hiểu riêng của ḿnh," Hidah Hizan viết.
Ông viết thêm rằng Hồi giáo cần phải được giải thoát khỏi các ư tưởng 'điên loạn'.
Tờ báo quốc doanh của Ai Cập, Al-Ahram thậm chí c̣n đi xa hơn với việc nói rằng cách thức giết hại Trung úy Al-Kaseasbeh chứng tỏ người ta đă hiểu sai về Hồi giáo.
"Tội phạm, giết người"
Tờ báo nói rằng văn hóa Hồi giáo, thông điệp án lệnh fatwa và các phán quyết được viết từ nhiều thế kỷ trước cần phải "được làm trong sạch khỏi các ư tưởng vốn có thể coi là chấp nhận được trong thời xưa, nhưng mâu thuẫn với tinh thần Hồi giáo".
Các b́nh luận của Al-Ahram không thể tách rời khỏi những biến động chính trị gần đây.
Chúng cũng nằm trong tâm điểm cuộc tranh luận ngày càng gay gắt về Hồi giáo.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tháng Giêng, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah-al Sisi đă kêu gọi các tín đồ Hồi giáo hăy nghĩ lại về tôn giáo của ḿnh.
"Đạo Hồi, một tôn giáo với những giá trị khoan dung được hơn một tỷ người tin theo, không thể được đánh giá thông qua hành động của những kẻ tội phạm và những kẻ giết người," ông nói.
"Chúng ta, người Hồi giáo, cần phải t́m cách cải tổ và nh́n nhận lại để không cho phép một số ít làm méo mó đi lịch sử của ḿnh."
Bà hoàng Rania của Jordan cũng có những nhận xét tương tự, khi nói với BBC rằng cuộc chiến quân sự của đất nước bà chống lại IS chỉ là một khía cạnh của cuộc chiến.
"Đây là một tiến tŕnh dài hạn, chúng tôi phải đánh chúng ở nhiều mức độ, có mức an ninh, quân sự, nhưng cũng có cả trận chiến về ư thức hệ mà chúng tôi quyết tâm thực hiện."
"Đây không phải là đạo Hồi, và chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh điều này, chúng tôi phải lấy lại tôn giáo của ḿnh từ những kẻ đó."
IS tất nhiên là không đồng t́nh với bà hoàng Rania.
Theo sử gia người Anh Tom Holland, những kẻ Hồi giáo cực đoan coi ḿnh là những người cải cách tôn giáo thực sự, phá bỏ hàng truyền thồng không cần thiết vốn đă tồn tại hàng thế kỷ để đưa ra thông điệp, nội dung thực sự của đạo Hồi.
"Tôi nghĩ điều mà IS đang làm sẽ tàn phá những nền tảng Hồi giáo," ông Holland nói.
"Họ đang áp dụng một mức độ diễn giải đáng sợ về kinh Koran và phái Sunni."
"Hồi giáo là một nền văn hóa phức tạp, với những phân tích rộng lớn, với nhiều triết lư, uyên thâm. Những người cực đoan th́ lại tỏ ra coi thường điều mà nhiều người coi là văn minh Hồi giáo."
"Nhưng những thứ mà họ dựa vào th́ không bắt nguồn từ Đấng Tiên tri Mohammed."
Bất chấp những ǵ Tướng al-Sisi nói tại Davos, những giới hạn về cái ǵ là chấp nhận được đối với Ai Cập có đa số dân là người Hồi giáo vẫn là điều rơ rệt.
Chẳng hạn như cây viết Fatima Naoot gần đây đă phải ra ṭa với các cáo buộc phỉ báng Hồi giáo sau khi dám phản đối những tập tục hiến tế động vật trong các dịp lễ hội Eid Al-Adha.
Hay kẻ thù của IS th́ cũng nghiêm khắc không kém trong việc diễn giải kinh Koran.
Vụ sát hại Trung úy không quân Al-Kaseasbeh đă khiến người đứng đầu Al-Azhar, trung tâm đào tạo đạo Hồi Sunni danh giá nhất, phải ra tuyên bố mạnh mẽ.
Vị đại giáo chủ imam Ahmed al-Tayeb nói IS đáng bị trừng phạt theo cách miêu tả trogn kinh Koran, như bị đóng đinh câu rút hoặc bị chặt chân, tay.
Bản thân lời lên án đó đă bị một số người trong thế giới Hồi giáo chê trách về sự tàn bạo, nhưng Salem abd Aljalil từ Al-Azhar đă bảo vệ tuyên bố này và nói với BBC rằng việc trừng phạt như vậy là thỏa đáng.
"Đáp trả hành động xấu xa bằng một hành động tương tự," ông viện dẫn kinh Koran.
"Đó là điều Thượng đế đă nói. Nếu ai đó phạm tội ác, người đó phải bị trừng phạt theo cách tương tự; nếu ai đó phạm tội ác chống lại nhân loại, người đó phải bị trừng phạt tương tự."
Theo BBC