Các nhà kinh tế nhận định, chính phủ Trung Quốc sẽ hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2015 xuống các mức tương ứng 7% và 3%.
Giai đoạn đau đớn
Trong tuần này, Hội nghị công tác kinh tế trung ương của Trung Quốc sẽ được tổ chức. Tại đây, các quan chức chủ chốt của Trung Quốc sẽ ra quyết sách cho năm tới, với các nội dung thảo luận được cho là sẽ bao gồm chính sách tiền tệ, mục tiêu về lạm phát và các cải cách kinh tế bổ sung. Mục tiêu về tăng trưởng GDP của năm tới có thể được quyết định tại hội nghị.
Các nhà phân tích cho rằng, các nhà hoạch định chính sách của nước này đă sẵn sàng cho việc hạ mục tiêu tăng trưởng lần đầu tiên trong ṿng ba năm qua và tăng cường kích thích khi nền kinh tế đang chịu sức ép giảm tốc lớn hơn.
Vấn đề đang được đặt ra là các nhà lănh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận mức tăng trưởng giảm đến đâu trong lúc đang đứng trước nhiều vấn đề phải giải quyết như bong bóng bất động sản x́ hơi, nợ cao và mối đe dọa giảm phát lơ lửng.
Các nhà kinh tế của Nomura nhận định chính phủ Trung Quốc sẽ hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2015 xuống các mức tương ứng 7% và 3%, so với các mức của năm 2014 là 7,5% và 3,5%. Họ cho rằng Trung Quốc sẽ phải nới lỏng chính sách hơn nữa để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng, chủ yếu do những trở ngại lớn đến từ sự điều chỉnh của thị trường bất động sản, t́nh trạng dư thừa công suất và mức nợ cao của các chính quyền địa phương.
Lần gần đây nhất Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng là vào năm 2012, từ 8% xuống 7,5% và con số 7% sẽ là thấp nhất kể từ năm 2004.
Việc tăng trưởng kinh tế giảm tốc trong năm nay là lư do để Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (tức Ngân hàng trung ương) trong tháng trước bất ngờ hạ lăi suất lần đầu tiên trong hơn hai năm.
Đây có thể coi là “giai đoạn đau đớn” của kinh tế Trung Quốc, như lời Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao nhận định bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Úc hồi tháng 11/2014. Theo ông này, giai đoạn này xảy ra khi Trung Quốc cố gắng chuyển sang nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn nhưng bền vững hơn.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc cũng nhắc lại câu nói thường xuyên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh rằng đây là “sự b́nh thường mới” (new normal) của kinh tế Trung Quốc, khi nền kinh tế này chỉ tăng trưởng với tốc độ tương đối cao thay v́ tăng trưởng siêu cao.
“Chúng tôi đang sang số và cơ cấu kinh tế của chúng tôi đang trải qua một giai đoạn đau đớn (period of pain) – một giai đoạn mà chúng tôi phải hấp thụ hậu quả của những đợt kích thích quy mô lớn đưa ra trước đây”, ông Zhu nói.
Chính phủ Trung Quốc sẽ hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm 2015 xuống các mức tương ứng 7% và 3%.
Bàn về giai đoạn này của Trung Quốc, Ths Bùi Ngọc Sơn ở Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, Trung Quốc đang ở trạng thái chạm tới tất cả những giới hạn của giai đoạn phát triển ban đầu dựa trên lao động giá rẻ, số lượng nhiều, khai thác tài nguyên và bơm tín dụng ra để tăng trưởng và xuất khẩu. Sự phát triển này đă đến giai đoạn băo ḥa và thể hiện sự mất cân đối ở những bong bóng kinh tế, mà lộ rơ nhất là bất động sản, sự dư thừa về mặt công suất sản xuất và cả sự cạn kiệt về môi trường, quá tải cơ sở hạ tầng.
Đồng quan điểm, PGS Nguyễn Huy Quư, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc nói: “Trung Quốc không có lựa chọn nào khác. Họ không thể theo phương thức phát triển như trước được nữa bởi nếu cứ theo cái cũ th́ họ sẽ sụp đổ”.
Cũng theo ông Quư, cái giá phải trả của Trung Quốc để tiến tới sự “b́nh thường mới” chính là việc trong quá tŕnh điều chỉnh phương thức phát triển kinh tế, họ phải cắt xén, loại bỏ nhiều thứ. C̣n về chính trị, Trung Quốc phải đấu tranh chống tham nhũng mà thực chất là đấu tranh quyền lực gay gắt.
Vượt mặt
Theo Ths Bùi Ngọc Sơn, Trung Quốc hoàn toàn có đủ tiềm lực để làm những việc trên bởi nhà nước Trung Quốc rất mạnh, lạm phát ở mức độ thấp nên các dư địa cho chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của nước này cũng như tiềm lực trong tay chính phủ là có. Mặt khác, theo ông Sơn, bộ máy Trung Quốc có truyền thống khi làm việc ǵ v́ lợi ích quốc gia đều làm rất quyết liệt để tranh giành ngôi vị với thế giới, dĩ nhiên họ phải chấp nhận bỏ ra chi phí.
“Một khi vượt qua được giai đoạn này, kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển tốt hơn và thu hút được nhiều nguồn lực hơn”, ông khẳng định.
Một minh chứng là Trung Quốc đă “qua mặt” Hàn Quốc trong 6 ngành công nghiệp, theo báo cáo của Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) – nhóm chuyên vận động hành lang của các tập đoàn lớn Hàn Quốc. Đó là các ngành điện thoại thông minh, ôtô, đóng tàu và xây dựng công tŕnh biển, hóa dầu, sản xuất thép, lọc dầu.
Trong lĩnh vực điện thoại thông minh, báo cáo của KFI chỉ ra rằng, vào quư II năm nay, doanh số bán điện thoại thông minh của Trung Quốc đă chiếm tới 31,3% trên toàn cầu, cao hơn 1,2% so với thị phần của Hàn Quốc.
Trong lĩnh vực ôtô, thị phần trên toàn cầu của Trung Quốc đă vượt qua Hàn Quốc kể từ năm 2009 và duy tŕ từ đó cho tới nay.
Năm 2013, Hàn Quốc sản xuất 8,63 triệu ôtô, tương đương 9,8% thị phần toàn cầu trong khi các số liệu tương ứng của Trung Quốc lần lượt là 10,97 triệu ôtô và chiếm 12,5% thị phần.
FKI cho biết, các hăng xuất ôtô của Hàn Quốc như Hyundai và Kia đă tiến những bước dài trong việc đẩy mạnh doanh số bán hàng trong vài năm qua, tuy nhiên do được hưởng lợi từ thị trường nội địa rộng lớn, các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc vẫn có thể duy tŕ vị thế dẫn đầu về doanh số bán hàng trong lĩnh vực này.
Trong ngành công nghiệp hóa dầu, lĩnh vực thường được đo lường bằng sản lượng sản xuất ethylene, Hàn Quốc đă bị Trung Quốc vượt qua từ năm 2004.
Tính đến năm 2013, các công ty Hàn Quốc chỉ chiếm 5,4% thị phần so với 12,2% của các đối thủ Trung Quốc.
Trong ṿng một thập kỷ vừa qua, ngành công nghiệp hóa dầu Hàn Quốc đă tăng trưởng trung b́nh 3,6% hàng năm, trong khi Trung Quốc tăng tới 12,5%.
Trong lĩnh vực đóng tàu và xây dựng công tŕnh biển, Trung Quốc đứng đầu trên cả ba khía cạnh là số lượng đơn đặt hàng mới, số lượng tàu đă hoàn tất và số lượng khách hàng.
Các số liệu do FKI cung cấp cũng cho thấy Trung Quốc đă vượt qua Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất thép từ năm 2003 và tiếp tục mở rộng từ thời điểm đó để kiểm soát gần một nửa thị phần thép trên toàn cầu, trong khi thị phần của Hàn Quốc giảm từ 4,8% xuống c̣n 4,1%.
Trong lĩnh vực lọc dầu, tính đến cuối năm 2013, Trung Quốc chiếm 13,3% thị phần toàn cầu, trong khi Hàn Quốc chỉ chiếm 2,8%.
Cũng theo báo cáo của FKI, ngay tại những lĩnh vực mà Hàn Quốc hiện vẫn duy tŕ lợi thế cạnh tranh hơn so với Trung Quốc như bán dẫn và màn h́nh th́ vị thế đứng đầu của Hàn Quốc cũng liên tục bị xói mói dần trong những năm gần đây.
Các công ty Trung Quốc, với sự hậu thuẫn từ những khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ, dự kiến sẽ thách thức vị thế của các công ty Hàn Quốc ngay trong lĩnh vực bán dẫn và màn h́nh.
Bắc Kinh tuyên bố sẽ rót khoản đầu tư trị giá 18,5 tỷ USD vào lĩnh vực bán dẫn. Tốc độ tăng trưởng trung b́nh hàng năm của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực này giai đoạn 2008-2013 lên tới 29% so với chỉ 5,6% của các công ty Hàn Quốc trong cùng thời kỳ.
Trung Quốc cũng đă tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm màn h́nh LCD từ 4% lên 6% nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.
Theo ông Yoo Hwan-ik, chuyên viên kinh tế cao cấp tại FKI, các nhà sản xuất Trung Quốc đă thu được những thành quả đáng kể trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh về giá và bí quyết công nghệ, cho phép họ vượt qua các công ty Hàn Quốc trong cùng lĩnh vực.
sonnyd ⒸVietSN