Tân Thống đốc Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, Janet Yellen - REUTERS /Robert Galbraith
Thanh Hà
Giới hạn chính sách tiền tệ mà không làm phương hại đến tăng trưởng, tiêu thụ và đầu tư. Đó là trọng trách lớn nhất của tân Thống đốc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, Janet Yellen. Ngày 02/02/2014 bà tuyên thệ nhậm chức, trở thành người phụ nữ đầu tiên lănh đạo Cục dự trữ liên bang của nền kinh tế số 1 thế giới. Cùng lúc thị trường chứng khoán Mỹ tuột giá rất mạnh. Các thị trường Á Châu rồi Âu Châu cũng theo nhau sụt giá.
Sau gần bốn năm làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Dự Trữ Liên Bang, tức là hệ thống Ngân hàng Trung ương của Mỹ, kinh tế gia Janet Yellen lên thay thế thống đốc Ben Bernanke. Đâu là những thách thức đang chờ đợi Thống đốc Janet Yellen trước vấn đề kinh tế của nước Mỹ và của toàn cầu v́ ảnh hưởng rất lớn của Hoa Kỳ đối với các nền kinh tế khác trên thế giới ?
Liên tục điều hành Ngân hàng trung ương Mỹ trong hai nhiệm kỳ từ năm 2006 đến cuối 2013, khi khủng hoảng tài chính bùng nổ vào mùa thu năm 2008, ông Bernanke đă bằng mọi giá tránh để Hoa Kỳ không rơi vào kịch bản của cuộc Đại khủng hoảng 1929. Chính sách tiền tệ Fed trong hơn 5 năm qua tập trung vào việc tung tiền ra mua vào công khố phiếu để các ngân hàng có thanh khoản dễ cấp tín dụng cho tư nhân với lăi suất rẻ.
Giờ đây, khi kinh tế của Hoa Kỳ có dấu hiệu phục hồi Cục dự trữ liên bang ‘siết lại’ chính sách tiền tệ tránh để xảy ra lạm phát. Bà Yellen, lên lănh đạo Ngân hàng trung ương Mỹ ở giai đoạn này và nhiệm vụ của bà sẽ phúc tạp hơn bởi nhiều lư do :
Thứ nhất ngay trên chính trường Mỹ quan hệ giữa Cục dự trữ liên bang với bên Hạ viện tương đối khá phức tạp và có những bất đồng về tác động của việc ‘siết chặt’ chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng của Hoa Kỳ vào thời điểm nước Mỹ chuẩn bị bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2014.
Khó khăn thứ nh́ đặt ra đối với bà Yellen, là liệu kinh tế và thị trường lao động ở Mỹ đă thực sự được cải thiện một cách vững vàng hay chưa để Hoa Kỳ có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ như mong muốn. Bên cạnh đó, thách thức thứ ba đặt ra cho tân lănh đạo Ngân hàng trung ương Mỹ là làm thế nào để t́m được một thế cân bằng, giữa hai mục tiêu : một là phải tăng lăi suất để đề pḥng nguy cơ lạm phát và đe dọa bong bóng tài chính tiềm tàng. Thế nhưng mục tiêu nhứ nh́ là việc tăng lăi suất đó không được gây trở ngại cho đầu tư và tiêu thụ.
Sau cùng về mặt đối ngoại, tân thống đốc của Fed sẽ phải thận trọng trước những tác động dây chuyền từ chính sách tiền tệ của Mỹ đối với phần c̣n lại của thế giới, đặc biệt là với các nền kinh tế đang trỗi dậy. Về điểm này RFI Việt ngữ mời chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California, Hoa Kỳ giải thích thêm.
Nguyễn Xuân Nghĩa : Nền kinh tế Hoa Kỳ gặp những bài toán bất thường, có lẽ từ 30 năm hay thậm chí 80 năm mới thấy một lần, nên bị suy trầm nặng và thất nghiệp cao. V́ vậy, Ngân hàng Trung ương Mỹ phải có những giải pháp bất thường sau khi các biện pháp tăng chi để kích thích sản xuất đều thất bại. Giải pháp ta gọi là bất thường này gồm có hạ lăi suất tới gần số không và v́ chưa công hiệu nên ba lần bơm tiền vào kinh tế qua thủ thuật gọi là "quantitative easing" hay tăng mức lưu hoạt có định lượng.
Lần thứ nhất là vào Tháng 10 năm 2008, lần thứ hai là Tháng 10 năm 2010 và lần thứ ba là vào Tháng Chín năm 2012. Nói dễ hiểu, biện pháp gọi là in bạc bơm tiền có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Mỹ mua vào công khố phiếu và chứng phiếu có bảo đảm và trả bằng tiền được bút ghi trong sổ để các ngân hàng có thanh khoản dễ cho vay với lăi suất rẻ.
Tổng cộng th́ khoảng ba ngàn tỷ Mỹ kim được bơm ra như vậy từ cuối năm 2008. Và lần thứ ba vào năm 2012 Ngân hàng Trung ương Mỹ c̣n nói trước là mỗi tháng bơm ra 85 tỷ đô la để kích thích kinh tế cho tới khi thất nghiệp giảm đến mức 6,5%.... Nói vắn tắt lại, Ngân hàng Trung ương Mỹ áp dụng chính sách in tiền cho nhiều và cho rẻ để kích thích kinh tế.
Khi kinh tế Mỹ đă phục hoạt khá hơn th́ từ Tháng Năm năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo là sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ cho tinh tế hơn. Ta hiểu là tùy t́nh h́nh khả quan của kinh tế th́ việc điều chỉnh này để trở về trạng thái b́nh thường gồm có ba việc, thứ nhất là giảm đà bơm tiền, thứ hai là nâng lăi suất lên khỏi số không hiện nay và thứ ba là thu lại lượng tiền đă bơm ra.
Tôi nghĩ rằng sau năm năm bơm tiền th́ khi thu hồi lại một lượng tiền lên tới ba ngàn tỷ đô la, nước Mỹ sẽ phải mất chục năm. Sau những biện pháp bất thường, việc b́nh thường hóa này là trách nhiệm khá nặng nề của Thống đốc Janet Yellen trong những năm tới.
RFI : V́ sao khi Mỹ thông báo chuyện điều chỉnh đó từ năm ngoái th́ các thị trường tài chính trên thế giới lại bị chấn động nặng ? Việc nước Mỹ thu hồi lại biện pháp bơm tiền căn cứ trên t́nh h́nh kinh tế Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng ra sao đến thế giới ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trong câu chuyện rắc rối này, chúng ta có ba vấn đề khác nhau mà lại cḥng chéo với nhau nên hơi khó hiểu và tôi sẽ cố tŕnh bày lại cho đơn giản. Thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ chỉ giảm dần lượng tiền bơm ra và nâng lăi suất khi kinh tế tăng trưởng mạnh và thất nghiệp trở lại mức 6,5%. Nhưng con số 6,5% này là thiếu chính xác và thật ra có thể đạt được qua thống kê Bộ Lao Động công bố hôm Thứ Sáu đầu tháng. Nó thiếu chính xác v́ có cả chục triệu người đă nản chí chẳng muốn kiếm việc nữa nên không được kể là thất nghiệp, chứ số thất nghiệp thật, gồm những ai muốn t́m việc toàn thời mà không ra, có thể vẫn ở mức 13%.
V́ vậy, Ngân hàng Trung ương khó quyết định là có nên giảm mức can thiệp hay chăng. Tuần qua, khi có chỉ dấu cho thấy kinh tế chưa khả quan th́ thị trường Mỹ đă sụt giá mạnh đúng lúc bà Yellen đang tuyên thệ nhậm chức Thống đốc. Nói cho nôm na th́ Thống đốc Mỹ vừa phải chuẩn bị đạp thắng tức là giảm mức bơm tiền, nhưng có khi lại phải tống ga, tức là vẫn bơm tiền thay v́ đă giảm hai lần mỗi lần 10 tỷ đô la vào đầu Tháng 12 và cuối Tháng Giêng vừa qua.
Thứ hai, khi tiền tại Mỹ bơm ra quá nhiều và quá rẻ như vậy, một hậu quả trực tiếp là Mỹ kim mất giá, hàng Mỹ dễ xuất cảng và đồng bạc của các xứ khác lên giá so với Mỹ kim nên khó bán hơn. Khi ấy, nhiều nước đă than là Mỹ mặc nhiên phá giá đồng bạc để thoát hiểm, tức là gây ra một trận chiến hối đoái. Nhưng, tiền Mỹ nhiều và rẻ như vậy cũng lại chẩy qua xứ khác, là lượng tư bản nóng tràn vào các thị trường tài chánh bên ngoài.
Tùy hoàn cảnh từng nơi, các nền kinh tế gọi là mới nổi hay đang lên, đều gặp ảnh hưởng của biện pháp Hoa Kỳ. Nếu lệ thuộc vào xuất cảng th́ khó cạnh tranh hơn v́ đồng bạc lên giá, mà nhập cảng lại rẻ hơn và dễ bị thiếu hụt ngoại tệ. Nếu có thị trường tài chánh đủ sâu rộng th́ vay được tiền Mỹ với giá hời để làm ăn có lời bằng nội tệ của ḿnh trong thị trường của ḿnh.
Thứ ba là ngày nay, khi Hoa Kỳ thu hồi dần biện pháp bơm tiền và c̣n có thể tăng lăi suất th́ mọi chuyện đều đảo lộn và sẽ gây chấn động cho các nước đang lên. Đầu tiên, tư bản nóng từ Mỹ tràn vào các thị trường đầu tư tài chính để kiếm lời cho nhiều cho nhanh nay sẽ rút khỏi các thị trường đó. Chúng ta đă thấy chuyện này trong vụ khủng hoảng tại Mexico năm 1994 hay tại Đông Á và Liên bang Nga năm 1997.
Trong khi ấy, dù tiền Mỹ có lên giá th́ kinh tế Mỹ ngày nay lại ít lệ thuộc hơn vào nhập cảng nên các nước sống nhờ xuất cảng hàng hóa vào Mỹ vẫn chẳng có lợi như trước dù đồng bạc và hàng hóa của họ có trở thành rẻ hơn. Sau cùng, nhóm các nước gọi là đang lên hiện có quá nhiều vấn đề nội tại và có thể bị suy trầm kinh tế. Đúng lúc đó th́ lại bị những chấn động về tài chánh và ngoại hối từ Hoa Kỳ nên rất dễ bị khủng hoảng. Đây là ta chưa nói đến hoàn cảnh cũng đầy bất trắc của kinh tế Âu Châu, Nhật và nhất là Trung Quốc.
RFI: Sau khi đă bơm ra đến 3000 tỷ trong 5 năm, Hoa Kỳ mới chỉ bắt đầu giảm lượng tiền bơm ra là 10 tỷ đô la một tháng, nghĩa là vẫn là một số tiền rất nhỏ. Thế th́ v́ sao lại gây chấn động lớn như vậy ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Từ tháng 9/ 2012, mỗi tháng Mỹ bơm ra 85 tỷ đô la, có thể là 60% lượng tiền này đă chảy qua làm giàu cho xứ khác. Từ đầu 12/2013, Mỹ chỉ bơm ra 75 tỷ, là giảm 10 tỷ, và đến ngày 29/01/2014 th́ quyết định giảm thêm 10 tỷ cho đến kỳ họp tới của Ủy ban Chính sách Tiền tệ FOMC do bà Yellen lần đầu tiên chủ tọa vào ngày 12/03/2014.
Số tiền một tháng 10 tỷ đó quả là không nhiều, nhưng mà lại hơn tổng số tư bản hàng tháng vẫn trút vào hai nước láng giềng là Canada và Mêhicô, hay vào bảy nước đang lên như Ấn Độ, Brazil, Chilê, Indonesia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina. Điều ấy mới cho thấy ảnh hưởng rất lớn của Hoa Kỳ.
Trở về chuyện Mỹ, Ngân hàng Trung ương có hai nhiệm vụ kinh tế chính là bảo đảm ổn định tiền tệ, là ngăn ngừa lạm phát, và yểm trợ khả năng nhân dụng tức là giảm trừ thất nghiệp. Thống đốc Janet Yellen phải thi hành hai nhiệm vụ này cho quyền lợi của dân Mỹ. Sáu tháng một lần, bà chủ tọa Ủy ban FOMC để duyệt xét t́nh h́nh kinh tế tài chính và cùng quyết định về mức lăi suất căn bản lẫn lượng tiền bơm ra hay sẽ thu vào.
Lượng tiền đó thật ra rất lớn và trong nền kinh tế toàn cầu hóa th́ nó chảy vào những nơi có lời nhất khi lăi suất tại Mỹ được duy tŕ quá thấp. Nếu kinh tế hồi phục, thất nghiệp giảm và lạm phát sẽ là vấn đề th́ lăi suất tại Mỹ sẽ tăng, cho vay tại Mỹ có lời hơn và tiền sẽ chảy về Hoa Kỳ, với số lượng có thể làm nhiều nước khốn đốn.
Luân lư trong câu chuyện kinh tế có ba góc này này là khi mượn đ̣n bảy của Hoa Kỳ để giải quyết nhu cầu của ḿnh th́ từng nước cũng phải liệu sức v́ đ̣n bẩy đó không bền. Khi muốn đầu cơ tài chính để kiếm lời cho nhanh hoặc vay ngắn hạn để tài trợ dài dạn, các nước đang lên sẽ mắc họa trong mấy năm tới, mỗi nước theo một cách. Và trách nhiệm không tùy thuộc vào một bà Mỹ mà vào giới lănh đạo và nhà đầu tư của các nước này.
RFI : Câu hỏi cuối : hai nhiệm kỳ của Chủ tịch Ben Bernanke có ǵ là nổi bật ? Ta sẽ đánh giá thế nào về thành tích của một kinh tế gia từng là chuyên gia về vụ tổng khủng hoảng thời 1929-1933 tại Hoa Kỳ ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Có nhiều nguồn dư luận phê phán trái ngược về thành quả tám năm của ông Bernanke, nói chung th́ không mấy hài ḷng. Tôi thiển nghĩ rằng ông ta lănh một hậu quả tích lũy từ ba chục năm. Khi khủng hoảng bùng nổ th́ nước Mỹ bị phá sản về chính trị v́ bầu lên một chính quyền chỉ chú trọng đến cải tạo xă hội hơn là cải tiến kinh tế nên thất bại với giải pháp tăng chi và gây bội chi kỷ lục. Khi ấy chỉ c̣n Ngân hàng Trung ương là định chế cứu văn cuối cùng với giải pháp quá bất thường là in bạc quá nhiều và giữ lăi suất thấp quá lâu.
Hậu quả chung là giới có tiền đầu tư th́ làm giàu gấp bội trên thị trường tài chính mà người sống nhờ đồng lương đi làm lại chẳng khá hơn v́ cơ chế kinh tế không cải cách sau những thay đổi quá lớn. Bà Janet Yellen có ông chồng là Giáo sư đă đoạt giải Nobel Kinh tế từ năm 2001, nếu giải quyết thành công việc b́nh thường hóa kinh tế với bài toán xă hội quá nghiêm trọng của Hoa Kỳ th́ bà Yellen cũng xứng đáng được Nobel! Trong khi chờ đợi, thế giới nên tự chuẩn bị cho rất nhiều sóng gió khi kinh tế Mỹ đă vững mạnh hơn và thủy triều rút về Hoa Kỳ.
RFI
|
|