Mặc dù vô cùng nhỏ bé nhưng loài vi khuẩn ăn thịt người này là một sát thủ thực sự…
Vi khuẩn không c̣n quá xa lạ với tất cả chúng ta. Với kích thước chỉ nh́n qua được bằng kính hiển vi nhưng nhiều loại trong số chúng đă gây ra biết bao nỗi ám ảnh cho con người, kèm theo đó là vô số loại bệnh tật khó chịu như uốn ván, lao, giang mai… Đặc biệt, có những loài vi khuẩn vô cùng đáng sợ bởi chúng có khả năng… ăn thịt người. Từ những chứng cứ lịch sử… Vào thế kỷ V TCN, ông tổ của y học hiện đại là Hippocrates đă từng đề cập tới một loại dịch bệnh ban đỏ kỳ lạ. Theo đó, từ các vết thương hở của bệnh nhân, các nốt ban đỏ xuất hiện.
Sau một vài ngày, ban đỏ biến mất và dưới da bắt đầu xuất hiện những mảng màu xanh đen, lở loét, đau đớn và cuối cùng dẫn tới cái chết của người bệnh. Vào thời đó, người ta không biết nguyên nhân của căn bệnh này và không thể chữa trị chúng.
Mô tả đầu tiên về vi khuẩn ăn thịt người là của Hippocrates.
Tới giữa thế kỷ XIX, những trường hợp bệnh nhân mắc phải căn bệnh tương tự xuất hiện. Tiến sĩ Joseph Jones, một nhân viên y tế trong cuộc nội chiến Mỹ đă ghi lại có tới 2.600 binh sĩ nhiễm trùng, hoại tử giống như những mô tả của Hippocrates.
Căn bệnh này tái phát trong nội chiến Mỹ.
Năm 1874, nhà khoa học Billroth đă chứng tỏ rằng, có một loại vi khuẩn đă gây nên nhiễm trùng vết thương trong các trường hợp như mô tả trên. Năm 1884, nhà bác học Louis Pasteur ( 1822 - 1895) là người đầu tiên tách được vi khuẩn này ra từ máu của một phụ nữ bị nhiễm trùng hậu sản.
Tới cuối thế kỷ XIX, nhà nghiên cứu Rosenbach đă gọi loài vi khuẩn này là Streptococcus pyogenes (gọi tắt là S.pyogenes). …. tới loài vi khuẩn ăn thịt người đáng sợ Bước vào thế kỷ XX, với những bước tiến trong y học, con người dần khám phá được bản chất của loài vi khuẩn đáng sợ này. S.pyogenes là một loại cầu khuẩn, có xu hướng phát triển theo cặp và chuỗi ngắn. Chúng có thể sống được trong cả môi trường hiếm khí lẫn kỵ khí.
Trong môi trường thạch máu, chúng sản sinh ra Haemolysin - một loại enzyme phá hủy tế bào máu, phát tán vi khuẩn rộng hơn trong tổ chức vật chủ, từ đó gây ra hiện tượng hoại tử, giống như ăn thịt người vậy.
Lần đầu tiên năm 1952, tiến sĩ B.Wilson đă gọi căn bệnh mà vi khuẩn này gây ra là “hội chứng ăn thịt người”.
H́nh ảnh vi khuẩn S.pyogenes dưới kính hiển vi.
Thông thường, nguyên nhân của căn bệnh này được xác định là xuất phát từ vết thương hở. Do sức sống đáng nể của S.pyogenes, nếu chẳng may tiếp xúc với nước bẩn, chất thải trong khi cơ thể đang có vết thương hở, bạn sẽ có nguy cơ bị loại vi khuẩn trên xâm nhập.
Tốc độ lây lan của S.pyogenes rất nhanh, ban đầu chúng sẽ tấn công, ăn những mô xung quanh vết thương, rồi phát triển ra toàn bộ phận thậm chí cả cơ thể. Nếu không kịp thời phát hiện, nguy cơ tử vong của người bệnh là rất cao.
S.pyogenes có thể phát triển ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, nhưng nguy hiểm nhất là gần bộ phận sinh dục. Tại đây, chúng gây ra hội chứng gọi là hoại tử Fournier. Gần như hầu hết các bệnh nhân mắc phải hội chứng này đều sẽ tử vong do sức mạnh đáng sợ của vi khuẩn ăn thịt người.
Khi xâm nhập cơ thể, S.pyogenes gây ra những biểu hiện giống như ốm sốt b́nh thường. Tuy nhiên, ngay tại vết thương sẽ xuất hiện ban đỏ. Sau 1-2 ngày, ban đỏ biến mất và vùng nhiễm trùng màu xanh đen dưới da hiện lên rơ.
Theo thời gian, vùng này lan rộng, vết thương lở loét, thậm chí có cả mủ, chảy máu mùi rất hôi. Đó là thời điểm mà quá tŕnh hoại tử đang hoành hành, vi khuẩn S.pyogenes đang "ăn thịt người".
Lucien Bouchard - một chính trị gia Canada nổi tiếng đă mất một chân v́ căn bệnh quái gở này.
“Hội chứng ăn thịt người” này có thể lây lan từ người sang người, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da của người bị nhiễm S.pyogenes. Rất may, trên thế giới chưa có một đại dịch nào liên quan tới căn bệnh này. Trên thực tế, S.pyogenes chỉ là một loài vi khuẩn phổ biến, đáng sợ mà thôi. Thực ra, các nhà khoa học cũng t́m ra một số loài khác có khả năng “ăn thịt người” tương tự: Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens, Bacteroides fragilis, Aeromonas hydrophila...
Hội chứng này hoàn toàn có thể chữa trị được nếu như phát hiện sớm, bằng cách tiêm thuốc kháng sinh liều cao vào tĩnh mạnh và phẫu thuật loại bỏ phần hoại tử.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: BBC, Ehow, Medical dictionary, Medicinenet, Wikipedia...
theo kenh14