04-04-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Trung Quốc lại vỡ mộng tàu ngầm
Tờ báo này cho biết, tại cuộc triển lăm, Trung Quốc đă bày tỏ sự quan tâm nồng nhiệt đối với loại tàu ngầm Amur-1650 bất kể là trong quá khứ việc phát triển loại tàu ngầm này đă có những trục trặc nhất định, hiện 2 bên Nga và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đàm phán về các điều khoản để đạt thành hợp đồng.
| Hệ thống động lực AIP tạm thời chỉ được sử dụng trên các tàu ngầm Lada của Nga | Hăng thông tấn Nga Itar-Tass cũng cho biết, trong một báo cáo chuyên đề mới nhất mang tên “Hiện đại hóa hải quân nhân dân Trung Hoa”, một số quan chức của Ủy ban nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ đă cho biết, Trung Quốc rất thèm muốn loại tàu ngầm thông thường xuất khẩu Amur-1650 của Cục thiết kế trang bị hải quân trung ương Rubin.
Việc họ mua loại tàu ngầm này không ngoài mục đích đưa các chuyên gia Trung Quốc tiếp cận với công nghệ đóng tàu ngầm hiện đại trên thế giới, nhằm nâng cao tŕnh độ thiết kế và hàm lượng công nghệ để ứng dụng trong công nghiệp đóng tàu trong nước.
Trước thềm chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, các phương tiện truyền thông Trung Quốc ồ ạt đưa tin về hợp đồng mua 24 máy bay Su-35 và 4 tàu ngầm Amur-1650 - phiên bản xuất khẩu của loại tàu ngầm lớp Lada của Nga. Thế nhưng thông tin này bị coi là “tin vịt” v́ bị chính các quan chức quốc pḥng Nga phủ nhận.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, phiên bản xuất khẩu của Lada cũng được trang bị hệ thống động lực không cần không khí AIP.
Thế nhưng, hiện hải quân Nga cũng chỉ mới có 1 tàu ngầm Lada duy nhất và cũng là tàu ngầm đầu tiên của Nga trang bị hệ thống động lực này là tàu “Saint Petersburg” nhưng trong quá tŕnh chạy thử nó cũng bộc lộ một số trục trặc về động cơ và hệ thống chỉ huy thông tin.
Ngoài ra, công tác chế tạo 2 chiếc c̣n lại thuộc lớp này là “Sevastopol” và “Kronstadt” đă từng bị Tư lệnh hải quân Nga tiền nhiệm Vysotsky đ́nh chỉ trong một thời gian, măi đến tháng 2 năm nay mới được thông qua quyết định sản xuất hàng loạt.
Tờ “Quan điểm” cho biết, để cải tiến chất lượng đóng tàu ngầm lớp Lada nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng loạt, phía hải quân và nhà thiết kế đă bắt tay phân tích xu thế hiện đại hóa tàu ngầm trên thế giới, đi sâu nghiên cứu các công nghệ then chốt của các hăng đóng tàu phương tây, kết hợp với những thành tựu công nghệ tích lũy được trên cơ sở kho kinh nghiệm phong phú của các nhà thiết kế tàu ngầm Nga.
Tàu ngầm Lada sau khi cải tiến sẽ sử dụng một phương thức thu nạp Oxy mới, giúp các hăng đóng tàu Nga tiết giảm kinh phí chế tạo hệ thống động lực AIP.
Ngoài ra, phương án cải tiến c̣n sử dụng một loại 1 sơn chống sonar mới làm cho tàu có tính năng tàng h́nh rất cao ngay cả khi chạy với vận tốc tối đa. Hơn nữa, tàu ngầm “Saint Petersburg” cũng là chiếc đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống an ninh sinh thái.
Các nhà thiết kế của Cục thiết kế Rubin cho biết, thiết kế hệ thống động lực AIP cần được sử dụng rộng răi hơn để có đánh giá chính xác về chất lượng và nó sẽ được tiến hành trên các tàu ngầm lớp Lada của Nga chứ không phải các tàu ngầm Amur-1650.
Điều này có nghĩa là các phiên bản xuất sang nước ngoài sẽ sử dụng các động cơ diezen - điện không có hệ thống động lực AIP.
Tàu ngầm động cơ diezen - điện lớp Lada thuộc dự án 677 do Cục thiết kế Rubin - Saint Petersburg thiết kế, chiếc đầu tiên là “Saint Petersburg”được đóng vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước, 2 chiếc tiếp theo là “Sevastopol” và “Kronstadt” được đóng lần lượt vào năm 2005 và 2006.
| Đồ họa thiết kế của tàu ngầm lớp Lada | Lada có chiều dài 66,8m, đường kính thân đoạn lớn nhất 7,1m, lượng giăn nước khi nổi 1765 tấn, khi lặn là 2650 tấn.
Tàu có khả năng lặn sâu tới 300m, tốc độ 21 hải lư/h, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, thời gian lặn ngầm (không nổi lên) kỷ lục là 25 ngày.
Tàu sử dụng động cơ diezen – điện với hệ thống động lực AIP thế hệ 2 Kristall-27 do Viện thiết kế nồi hơi đặc biệt (SKBK) nghiên cứu phát triển trên cơ sở hệ thống động lực AIP thế hệ thứ nhất Kristall-20, công suất 130kW cũng do Viện này phát triển thành công vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước.
Đặc biệt hệ thống vũ khí chính trên tàu bao gồm: tên lửa hành tŕnh, ngư lôi, thủy lôi… đều thuộc hệ thống tên lửa Kalibr-S (phiên bản xuất khẩu là Club-S) với cơ số đạn mỗi loại 18 quả, thủy thủ đoàn 35 người.
Với hệ thống vũ khí cực mạnh và tính năng tàng h́nh cao cùng với hệ thống động lực AIP, phiên bản xuất khẩu mới nhất của Lada là Amur-1650 đang được săn đón nhất trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Nhưng nếu Amur-1650 không được trang bị hệ thống động lực AIP th́ chưa chắc nó đă giữ được sức hút mạnh mẽ với khách hàng mua tàu ngầm.
|
|
|