Các nhà cổ sinh vật học Peru đă giới thiệu một phát hiện về loài cá sấu nước mặn độc đáo hóa thạch từng sống cách đây 12 triệu năm. Bộ xương của con cá sấu Ấn Độ mơm dài c̣n non được phát hiện ở sa mạc Ocucaje, cách thủ đô Lima của Peru khoảng 350 km về phía nam. Phát hiện này được thông báo trên cổng thông tin Phys.org.
Sa mạc Ocucaje nổi tiếng như một kho tàng hiện vật hóa thạch đă mang đến cho thế giới những di cốt của cá voi, cá heo, cá mập và những động vật khác sống trong Kỷ Miocen (khoảng 23 triệu năm về trước). Phát hiện mới là một con cá sấu biển ăn cá cổ đại thuộc chi Piscogavialis. Hóa thạch gần như được bảo tồn hoàn hảo, bao gồm hộp sọ, hàm, các chi và xương sườn.
Họ hàng hiện đại của cá sấu cổ đại là cá sấu Ấn Độ (Gavialis gangeticus), có cấu trúc cơ thể tương tự.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra hóa thạch của một cá thể trẻ như vậy thuộc loài này”, chuyên gia Cổ sinh vật học Mario Gamarra trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Phát hiện mới không chỉ tiết lộ những đặc điểm về đời sống của cá sấu cổ đại mà c̣n bổ sung thêm dữ liệu mới bổ ích về tính đa dạng của hệ động vật Kỷ Miocen, khi những vùng đất này ch́m dưới nước.
Hiện tại các nhà Cổ sinh học dự kiến tiếp tục nghiên cứu khu vực để t́m thêm dữ liệu về cuộc sống của loài cá sấu nước mặn cũng như các «hàng xóm» tiềm ẩn của nó ở vùng biển cổ đại.