Giới chủ Mỹ muốn ông Trump dỡ lệnh trừng phạt quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, nhấn mạnh lệnh cấm chỉ có lợi cho Nga, Trung Quốc
Giới chủ doanh nghiệp dầu mỏ và nhà đầu tư trái phiếu của Mỹ đang kêu gọi Tổng thống đắc cử Donald Trump từ bỏ chính sách mà ông đă thực thi trong nhiệm kỳ trước nhằm gây sức ép tối đa lên Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro, tờ Wall Street Journal đưa tin.
Tuần trước, một lô hàng nhựa đường asphalt (có trong dầu thô) đă cập cảng Palm Beach, Florida. Lô hàng do công ty Global Oil Terminals (Mỹ) khai thác từ Venezuela, gồm 43.000 thùng nhựa đường lỏng đủ để trải nhựa khoảng 55 dặm đường bộ.
Đây là chuyến hàng nhựa đường đầu tiên từ Venezuela đến cảng kể từ khi ông Trump – trong nhiệm kỳ đầu tiên – áp đặt lệnh trừng phạt dầu mỏ lên Venezuela vào đầu năm 2019.
Chuyến hàng được thực hiện nhờ giấy phép mà Bộ Tài chính dưới chính quyền Tổng thống Biden cấp cho một số công ty dầu mỏ để khôi phục hoạt động tại Venezuela.
Với mong muốn hồi sinh ngành công nghiệp dầu mỏ của đất nước, Tổng thống Venezuela Maduro đă đưa ra khả năng kư kết các thỏa thuận có lợi cho các nhà đầu tư – những người có thể giúp thúc đẩy Mỹ chấm dứt lệnh trừng phạt.
Hàng chục nhà đầu tư dầu mỏ và chủ trái phiếu phương Tây đă đến thủ đô Caracas vào đầu năm nay để đánh giá triển vọng kinh doanh trong trường hợp có đột phá song phương.
Các công ty cho biết việc đạt được thỏa thuận với nhà lănh đạo Venezuela sẽ giảm bớt t́nh trạng di cư và kiềm chế giá năng lượng của Mỹ.
Ngoài ra, thỏa thuận cũng sẽ giúp Mỹ “trên cơ” trước các đối thủ như Trung Quốc và Nga. Hai quốc gia này đă giành được nhiều lợi thế với Venezuela sau khi Mỹ cấm các doanh nghiệp nước này bơm và vận chuyển dầu thô của quốc gia Mỹ Latinh này.
“Không thể phủ nhận rằng nguồn nhựa đường chất lượng cao, giá rẻ của Venezuela vào Mỹ đă mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp”, Harry Sargeant IV, chủ tịch Global Oil Terminals, cho biết.
“Thỏa thuận sẽ là đ̣n giáng vào các đối thủ cạnh tranh chiến lược của chúng tôi v́ dưới lệnh trừng phạt, những lô hàng này đă được chuyển thành dầu giá rẻ và có lợi cho kinh tế Trung Quốc”, ông Harry Sargeant IV nói.
Một số nhà kinh tế cho biết các lệnh trừng phạt nhằm bóp nghẹt kinh tế Venezuela chỉ góp phần làm thúc đẩy ḍng người di cư sang Mỹ – điều mà ông Trump không mong muốn. Lư do là bởi kinh tế Venezuela phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu dầu mỏ.
Mỹ và các đồng minh không công nhận ông Nicolas Maduro là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela ngày 28/7. Sau cuộc bầu cử, một số bên thuộc phe đối lập Venezuela đă đề nghị các quan chức Mỹ sửa đổi hoặc thu hồi giấy phép khai thác dầu mỏ tại đây.
Tháng 8, Tổng thống tái đắc cử Venezuela Maduro tuyên bố nếu Mỹ và các đồng minh phạm sai lầm lớn bằng việc tiếp tục gây bất ổn cho đất nước ông, th́ những hợp đồng dầu khí đă được kư kết với các công ty Mỹ sẽ thuộc về các nước đồng minh BRICS.
Venezuela là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn của Mỹ Latinh. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 17% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu với khoảng 303 tỷ thùng.
Tuy nhiên, sản lượng dầu thô của nước này đă giảm mạnh trong hơn một thập kỷ, chủ yếu là do đầu tư ít và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành công nghiệp này. Sản lượng dầu của Venezuela đă phục hồi nhẹ trong những năm gần đây.
Trong quá khứ, Venezuela đă từng sản xuất tới 3,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Khi sản lượng giảm xuống chỉ c̣n 393.000 thùng/ngày vào giữa năm 2020 do các lệnh trừng phạt của Mỹ, Caracas đă t́m tới các đối tác, bao gồm Nga và Iran, để vượt qua khủng hoảng.
VietBF@ Sưu tập