Theo như bước tiếp theo trong thỏa thuận hợp tác về hạt nhân song phương được kư tháng 11/2023, mở đường cho Mỹ đầu tư vào năng lượng hạt nhân ở nước đồng minh Đông Nam Á, sau khi bộ Năng Lượng Philippines và Quỹ Giáo dục Mỹ-Philippines sẽ cấp nhiều khoản học bổng, tổ chức các chương tŕnh trao đổi để công dân Philippines có thể nghiên cứu sâu về năng lượng hạt nhân dân sự và các loại năng lượng tái tạo.
(Ảnh minh họa) - Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) tiếp đồng nhiệm Philippines, Ferdinand Marcos Jr., tại Pḥng Bầu Dục, Nhà Trắng, Washington, ngày 01/05/2023. AP - Carolyn Kaster
Ngày 21/05/2024, chính quyền Manila và Washington đă nhất trí về chương tŕnh đào tạo về xây dựng và khai thác các nhà máy điện hạt nhân cho Philippines. Đây là bước tiếp theo trong thỏa thuận hợp tác về hạt nhân song phương được kư tháng 11/2023, mở đường cho Mỹ đầu tư vào năng lượng hạt nhân ở nước đồng minh Đông Nam Á.
Trong khuôn khổ thỏa thuận được kư ngày 21/05, bộ Năng Lượng Philippines và Quỹ Giáo dục Mỹ-Philippines sẽ cấp nhiều khoản học bổng, tổ chức các chương tŕnh trao đổi để công dân Philippines có thể nghiên cứu sâu về năng lượng hạt nhân dân sự và các loại năng lượng tái tạo.
Trong buổi họp báo tại Manila, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Daniel Kritenbrink, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái B́nh Dương, khẳng định thỏa thuận « sẽ hỗ trợ Philippines phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng sạch, kể cả năng lực khai thác các nhà máy điện hạt nhân mũi nhọn ». C̣n bộ trưởng Năng Lượng Raphael Lotilla cho rằng « chương tŕnh đào tạo tân tiến » sẽ giúp Philippines có « nguồn lực cần thiết » cho lĩnh vực này.
Theo AFP, thỏa thuận về năng lượng hạt nhân được hai tổng thống Joe Biden và Marcos Jr. kư vào tháng 11/2023 bên lề thượng đỉnh APEC ở San Francisco (Mỹ). Philippines cam kết tuân thủ quy định cấm sử dụng công nghệ hạt nhân được chuyển giao để sản xuất vũ khí nguyên tử.
Hoa Kỳ cũng dự tính thành lập một tổ công tác về công nghiệp hạt nhân dân sự ở Đông Nam Á và đặt trụ sở ở Manila. Theo thứ trưởng Kritenbrink, tổ công tác này có nhiệm vụ « kết nối đối tác Philippines với các doanh nghiệp Hoa Kỳ để hướng tới một nguồn năng lượng sạch và an toàn ».
Philippines đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu điện nghiêm trọng do lưới diện thường xuyên gặp sự cố và giá điện cũng thuộc hàng cao nhất khu vực. Hơn một nửa sản lượng điện phụ thuộc vào điện than gây ô nhiễm môi trường. Ở một số khu vực, như Malampaya cung cấp 40% điện cho đảo chính Luzon, trữ lượng khí đốt sắp cạn kiệt trong vài năm tới. Để đạt mục tiêu về khí hậu, chính quyền Manila hướng tới các loại năng lượng tái tạo (không kể điện hạt nhân), dự tính chiếm khoảng 50% sản lượng điện từ nay đến năm 2040.