Danh ca Thái Thanh được nhiều tầng lớp khán giả và hầu hết các nghệ sĩ, giới nghiên cứu âm nhạc xưng tụng là tên tuổi lớn nhất trong số những ca sĩ của tân nhạc Việt Nam.
Ngay từ đầu thập niên 1970, Thái Thanh đă được nhà văn Mai Thảo gọi là “Tiếng hát vượt thời gian”, và danh hiệu này đă đi liền với cuộc đời và sự nghiệp của bà.
Ngoài ra, Thái Thanh cũng được xưng tụng là “đệ nhất danh ca” của âm nhạc Việt Nam.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất kỳ ai cũng thấy Thái Thanh hát hay, thậm chí là ngược lại, có kha khá người “không nghe nổi” trọn một bài hát nào của Thái Thanh. Như vậy có nghĩa là danh xưng “tiếng hát vượt thời gian” hay là “đệ nhất danh ca” đó không thuyết phục được tất cả mọi người, mà chỉ đúng với những ai yêu mến giọng hát Thái Thanh.
Nói cách khác, theo lời của tác giả Ấu Lăng trong một bài viết, th́ có lẽ giọng hát của nữ danh ca này chỉ thích hợp cho những người chuộng các “âm tần cao” và quen với sự “cường độ biểu cảm (đặc biệt là bi cảm) lớn”.
Tiếng hát Thái Thanh thường được những người lớn tuổi tán thưởng, đó là những người cùng thời, hoặc ít nhất là đă từng quen với không khí âm nhạc Sài G̣n trước 1975. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là giới trẻ không yêu thích giọng hát Thái Thanh. Có rất nhiều người thuộc thế hệ 8x, 9x, thậm chí là 2k sau này vẫn xem bà là một thần tượng, và phần lớn trong số đó cũng nói rằng ban đầu đă từng không thích, hoặc không thể nghe được Thái Thanh hát, nhưng khi đă nghe được, thấm được, th́ bắt đầu say mê giọng hát vút cao đó. Một số người c̣n nói rằng nếu đă nghe qua Thái Thanh hát một ca khúc nào đó rồi th́ sẽ không thấy người khác hát bài đó hay nữa.
Tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một “đặc sản”, ai yêu thích th́ sẽ nghiện, c̣n nếu đă không có sự đồng điệu th́ không thể gượng ép để mà nghe được, dù chỉ là một câu, một nốt nhạc. V́ vậy, không thể phủ nhận là có khá nhiều người “chê” giọng hát Thái Thanh, tuy nhiên số lượng người yêu mến bà th́ lớn hơn gấp nhiều lần, và trong số đó không bao giờ thiếu những tên tuổi lớn, bao gồm cả những người trong nghề, am hiểu nhạc thuật, hoặc là nghiên cứu lâu năm về âm nhạc, đó là những tên tuổi lớn như nhạc sĩ Phạm Duy, Cung Tiến, Phạm Đ́nh Chương, Nguyễn Đ́nh Toàn, nhạc sư Nghiêm Phú Phi…, các nhà văn, nhà thơ lớn như Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Du Tử Lê, Nguyên Sa… Đó đều là những “cây đa, cây đề” của làng nghệ thuật miền Nam, lời nói của họ có trọng lượng rất lớn, và không phải ngẫu nhiên mà tất cả họ đều nhất loạt ca tụng danh ca Thái Thanh, nếu như giọng ca ấy không xứng đáng với điều đó. Để giải thích thêm về vấn đề này, xin trích một đoạn trong bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh nhan đề: “Thái Thanh – Tạ ơn tiếng hát khai tâm” như sau:
Tiếng hát của Thái Thanh không những là những bài học về thưởng thức tinh tế cho nhiều thế hệ, mà c̣n là lời khai tâm cho t́nh dân tộc, đủ sức âm vang đến tận mai sau. Nghe và cảm nhận được tiếng hát Thái Thanh không dễ dàng, cũng tương tự như để sống là một người Việt đủ nghĩa chưa bao giờ là chuyện đơn giản.
Ngay cả trong giới sinh viên Nhạc viện, thậm chí là sinh viên thanh nhạc, cũng không phải ai cũng tiếp nhận được tiếng hát Thái Thanh. Để thưởng thức nhanh, những người học nhạc chúng tôi thường chia nhau giọng hát của những người thuộc hàng con cháu của bà như Thái Hiền, Duy Quang, Khánh Hà hoặc Ư Lan… chứ không thể bước ngay vào thánh đường âm nhạc của bà. Giọng hát của Thái Thanh kiêu hănh như vậy đó. Hoặc để người t́m tới và chiêm ngưỡng, hoặc là cứ bước qua vô t́nh chứ không thể nhận ḿnh tiếng hát giải trí đơn giản.
Trong làng nhạc Việt Nam, ngoài Thái Thanh ra, có lẽ là không c̣n ai khác có được sự ngưỡng mộ tuyệt đối từ hầu hết những ca sĩ khác. Người ta thường nói “con gà tức nhau ở tiếng gáy”, và những cô ca sĩ đôi khi không tránh khỏi việc có những sự tị hiềm với nhau, nhưng nhắc tới Thái Thanh, th́ tất cả mọi ca sĩ khác, từ vô danh đến bậc danh ca, đều bày tỏ sự ngưỡng mộ của họ. Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, danh ca Lệ Thu đă trả lời phỏng vấn của báo chí như sau: “Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục!”. C̣n Khánh Ly cũng đă từng nói đại ư rằng: “Thái Thanh là ngọn hải đăng của tôi… Ngày ấy, mọi ca sĩ đều kính nể và tôn trọng chị Thái Thanh”. Một lần khác, cũng Khánh Ly, đă nói: “Kể ra, trên thế giới, diva không nhiều lắm đâu, c̣n nói tới Việt Nam, nếu có, tôi nghĩ chỉ một người xứng đáng được xưng tụng là Diva, đó là cô Thái Thanh”. Những ca sĩ như Khánh Ly hay Lệ Thu, dù là danh ca bậc nhất, nhưng xét cho cùng th́ cũng là thế hệ sau của Thái Thanh, nên cũng khó có thể so sánh. C̣n nếu như nh́n lại những danh ca cùng thời với Thái Thanh, như là Châu Hà, Kim Tước, Mộc Lan, Ánh Tuyết, hoặc thế hệ trước đó, như Minh Đỗ, Ái Liên, rồi Minh Trang, Minh Diệu, dù đều là những danh ca được ngưỡng mộ, nhưng tất cả họ đều không thể so với Thái Thanh về vị thế trong làng tân nhạc Việt. Về mặt kỹ thuật thanh nhạc, th́ các nữ danh ca thế hệ thập niên 1940-1950 kể trên đều ở mức thượng thặng, họ đều sở hữu giọng hát chuẩn mực và hát tốt ḍng nhạc thính pḥng, nên khó có thể so sánh là ai hát kỹ thuật hơn ai. Nhưng nếu xét về vấn đề cảm xúc, th́ có thể khẳng định Thái Thanh làm tốt nhất việc thể hiện được t́nh cảm ngập tràn trong từng câu chữ, thậm chí đôi khi có phần thái quá, nên mạch cảm xúc thường được đẩy lên đến cao trào, người nào nghe không quen th́ thấy không thích. Nhưng một khi đă quen với điều đó rồi, th́ khán giả sẽ thấy rằng ḿnh không chỉ là đang nghe nhạc bằng tai, mà c̣n cảm được bài hát bằng cả trái tim, và dường như là tất cả những tâm t́nh mà nhạc sĩ muốn nói đều được người ca sĩ truyền tải một cách trọn vẹn nhất. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Thái Thanh là người tiên phong trong việc kết hợp giữa hai cách hát “đóng – mở” của Á và Âu. Đó là kiểu hát Bel Canto hay kiểu hát phô diễn âm giọng của những nghệ sĩ Opera, cùng với kiểu hát nỉ non, da diết, diễm t́nh của âm nhạc dân tộc. Có lẽ v́ sự kết hợp độc đáo này mà rất nhiều nhạc phẩm qua sự thể hiện của Thái Thanh trở nên vừa diễm t́nh, vừa kiêu hănh và truyền cảm.
Danh ca Thái Thanh không chỉ được ngưỡng mộ ở tài năng, giọng hát, mà người ta c̣n nể trọng lối sống chuẩn mực, không bị khuất phục trước cường quyền, cũng như phong thái, cách ứng xử chân t́nh với đồng nghiệp và thế hệ đi sau. Ở ngoài đời, Thái Thanh là một người chỉn chu, khá kiệm lời, và ở trên sân khấu hoặc trong pḥng ghi âm, bà là một người cực kỳ khó tính, luôn đ̣i hỏi những điều thật hoàn hảo. Đă có nhiều người từng hợp tác trong công việc kể về sự khó tính đó của Thái Thanh, nhưng chưa thấy ai nói rằng họ cảm thấy không hài ḷng với sự khó tính đó, v́ ai cũng biết rằng nhờ khó tính như vậy mà giọng hát của bà tiệm cận đến sự hoàn hảo và có giá trị lâu dài với thời gian.