Kể từ khi Nga xua quân xâm lược Ukraina ngày 24/02/2022, Kristina Berdynskykh hàng ngày viết đúng một ḍng chữ. Trên mạng X (tiền thân là Twitter), nhà báo người Ukraina và là cộng tác viên của Libération đếm từng ngày trên trang nhất và bài xă luận của nhật báo thiên tả Libération chú ư đến một nước Ukraina bị tàn phá, nhưng vẫn không gục ngă.
Một ṭa nhà chung cư bị phá hủy sau cuộc tấn công của Nga ở Kiev, Ukraina, ngày 03/01/2024. AP - Efrem Lukatsky
Trang nhất và bài xă luận của nhật báo thiên tả Libération chú ư đến một nước Ukraina bị tàn phá, nhưng vẫn không gục ngă. Kể từ khi Nga xua quân xâm lược Ukraina ngày 24/02/2022, Kristina Berdynskykh hàng ngày viết đúng một ḍng chữ. Trên mạng X (tiền thân là Twitter), nhà báo người Ukraina và là cộng tác viên của Libération đếm từng ngày. “Ngày thứ 723”, theo sau là hai h́nh biểu tượng thể hiện cảm xúc : lá cờ Ukraina và một nắm tay siết chặt, với hashtag : “#Chiến tranh Ukraina bước sang ngày thứ 723, tức gần 2 năm.”
Vào tháng 02/2023, trong số báo tưởng niệm năm đầu tiên của cuộc chiến ở Ukraina, Libération đă ca ngợi ḷng dũng cảm và phẩm giá phi thường của người Ukraina. Người dân và binh sĩ nước này vẫn đứng vững, vẫn kiêu hănh, 365 ngày sau khi bị quân đội Nga xâm lược và tàn phá. Thêm một năm đă trôi qua, và sự can đảm, sự kiên cường của mọi người vẫn hiện hữu, và chiến tranh cũng đang trở thành một cuộc chiến tiêu hao.
Trong số báo tưởng niệm năm nay, các phóng viên và đặc phái viên của tờ báo thiên tả thuật về những người đă khuất, bị thương, hoặc tàn tật suốt đời. Quá nhiều nước mắt đă rơi trên hàng chục ngàn ngôi mộ được trang trí bằng lá cờ xanh vàng tràn ngập trên khắp các nghĩa trang của đất nước, nếp nhăn lộ rơ trên khuôn mặt mọi người. Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng công du khắp thế giới để thuyết phục các nước viện trợ thêm nhiều vũ khí. Nguyên thủ Ukraina hôm nay có mặt ở Paris để kư kết với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron một thỏa thuận an ninh song phương, với hy vọng sẽ giúp Kiev tiếp tục đứng vững trên chiến trường.
Cuộc chiến cũng đè nặng lên vai những giáo viên phụ trách các lớp học ở dưới tàu điện ngầm Kharkiv, t́m cách duy tŕ và nuôi dạy thế hệ tiếp theo bằng bất cứ giá nào. Nhưng làm sao trẻ con có thể phát triển b́nh thường khi hàng ngày phải sống trong t́nh trạng “hứng bom” ? Libération cũng chú ư đến những người lính kiên cường trên chiến trường, những người dân có tuổi không chịu rời bỏ những ngôi nhà bị phá hủy, ở giữa những cánh đồng bị rải ḿn. Họ không c̣n mong chờ bất cứ điều ǵ, kể cả ḥa b́nh.
Bài xă luận nhắc lại cuộc chiến ở Ukraina đă kéo dài không phải 2 năm mà là 10 năm. Vào năm 2014, đông đảo người dân Ukraina đă mơ về một châu Âu mang lại cho họ sự cởi mở, tôn trọng các quyền tự do và pháp quyền, và sau đó là ḥa b́nh và an ninh. Nga đă phản ứng một cách tàn khốc, thông qua việc sáp nhập bán đảo Crimée. 10 năm sau, Kiev vẫn t́m cách hướng về một tương lai chung với châu Âu, điều hoàn toàn trái ngược với quốc gia xâm lược họ, nơi các quyền tự do ngày càng trở nên hiếm hoi, nơi cuộc sống ngày càng giống với những năm đen tối của chế độ độc tài Stalin.
Liên Âu vẫn tích cực hậu thuẫn Ukraina
Vẫn về Ukraina, tờ Les Echos dành trang nhất nói về việc Liên Âu vẫn tích cực hậu thuẫn Kiev. Khối 27 đang nỗ lực hết sức để chứng tỏ sự ủng hộ của họ dành cho Ukraina không hề suy giảm, khi cuộc chiến chống Nga chuẩn bị bước vào năm thứ ba.
Pháp hôm nay kư kết với Ukraina một thỏa thuận an ninh song phương, giống với thỏa thuận thủ tướng Anh Rishi Sunak kư với tổng thống Zelensky vào cuối tháng 1. Như vậy, các thành viên khối G7 có mặt tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 07/2023 lần lượt kư các thỏa thuận song phương với Ukraina, cam kết cung cấp hỗ trợ và thiết bị quân sự cho Kiev.
Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Paris đă cung cấp thiết bị bảo hộ, tên lửa chống tăng, xe bọc thép hạng nhẹ, đại bác Caesar và đạn dược cho Ukraina. Xứ lục lăng cũng tham gia huấn luyện phi công Ukraina trong việc sử dụng chiến đấu cơ F-16. Ngoài ra, nước này sẽ nhận được thêm 40 tên lửa SCALP tầm xa, hàng trăm quả bom và pháo Caesar, cũng như những tên lửa địa đối không A2SM vào năm 2024.
25 quốc gia khác cũng đă cam kết hỗ trợ Ukraina tại cuộc họp ở Vilnius, và theo đó, nối gót các nước G7 sẵn sàng đưa ra những bảo đảm an ninh cho Ukraina. Một nhà ngoại giao châu Âu giải thích : “Chúng ta cần thể hiện sự ủng hộ lâu dài đối với Ukraina. Nga vẫn chưa đạt được bất kỳ mục tiêu nào, khi Matxcơva muốn viết lại trật tự an ninh châu Âu theo cách riêng của họ, tức là bằng vũ lực. Putin tin rằng thời gian đang ủng hộ ông ta và các nền dân chủ th́ đang suy yếu.”
Nhật báo kinh tế nhận định việc Liên Âu mở các cuộc đàm phán kết nạp Ukraina và thông qua gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro vào ngày 01/02 là những dấu hiệu mới nhất về nỗ lực của châu Âu trong việc hỗ trợ Kiev. Nhưng khó khăn chính đối với các đồng minh của Kiev vẫn là đẩy nhanh tốc độ cung cấp vũ khí khi t́nh h́nh trên thực địa đang rất phức tạp. Ukraina đang cạn kiệt đạn dược, trong khi Nga đang vận hành ngành công nghiệp quốc pḥng hết công suất và nhận được vũ khí từ Bắc Triều Tiên và Iran.
Tư tưởng cực hữu hoành hành ở châu Âu
Tờ Le Figaro dành trang nhất nói về hiện tượng các đảng cực hữu đang ngày càng được ḷng dân ở các nước châu Âu. Tại Pháp, đảng Tập Hợp Dân Tộc (RN) đang dẫn đầu các thăm ḍ trước cuộc bầu cử Nghị Viện châu Âu vào tháng 6, bỏ xa đảng Phục Hưng (Renaissance) của tổng thống Macron. Ở Ư, đảng Fratelli d'Italia của thủ tướng Giorgia Meloni vượt xa đảng Dân Chủ. Ở Áo, đảng FPO cũng đang dẫn đầu.
Chỉ c̣n chưa đầy 4 tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Nghị Viện châu Âu, viễn cảnh những đảng cực hữu giành được nhiều ghế đang ngày càng trở nên rơ rệt. Nhật báo thiên hữu nhận định trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với t́nh trạng nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, chi phí sinh hoạt cắt cổ, các quy định về môi trường ngày càng chặt chẽ, t́nh trạng bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng, cán cân quyền lực hoàn toàn có thể bị đảo lộn.
Le Figaro nhấn mạnh từ trước tới giờ, định chế này luôn rất “thân” châu Âu, giờ đây sẽ phải đối mặt với viễn cảnh một Nghị Viện quay sang “bài” châu Âu. Một chuyên gia về châu Âu nhận định “nếu định chế này có tới gần 200 nghị viên thuộc phe cực hữu, Nghị Viện châu Âu sẽ nhanh chóng rơi vào thế bế tắc v́ sẽ luôn có những nhóm bỏ phiếu chống hoặc không bỏ phiếu”, và đây là điều mà định chế này chưa từng trải qua…
Mỹ : Robert Kennedy Jr có khả năng gây bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống 2024 ?
Nh́n sang Hoa Kỳ, tờ La Croix dành trang nhất quan tâm đến cháu trai của cố tổng thống John Kennedy, Robert Kennedy Jr, người có thể gây bất ngờ khi “xen vào” cuộc đối đầu giữa Joe Biden và Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Các cuộc thăm ḍ chỉ mang tính tương đối vào thời điểm 9 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, dường như mọi thăm ḍ đều cho thấy một trận “tái đấu” giống như hồi năm 2020. Người dân Mỹ dường như không mấy vui vẻ khi lại phải bầu lên một tổng thống đă “rất có tuổi”.
Nhật báo Công Giáo nhận định Kennedy có thể sẽ gây bất ngờ, bởi ưu điểm của ông chính là tên ông mang. Vào tháng 08/2023, Robert Kennedy Jr đă tuyên bố sẽ ra tranh cử vào Nhà Trắng. Theo các cuộc thăm ḍ, nếu cuộc bỏ phiếu diễn ra hôm nay, hơn 15% số người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho Kennedy. Một lần nữa, những cuộc thăm ḍ vào tháng Hai chỉ có giá trị dự báo tương đối cho cuộc bầu cử diễn ra sau đó 9 tháng. Tuy vậy, La Croix nhắc lại mọi bất ngờ đều có thể xảy ra, khi doanh nhân Ross Perot đă nhận được gần 20% số phiếu bầu vào năm 1992, và ngăn cản George H. Bush trở lại Nhà Trắng, đồng thời giúp cho Bill Clinton đắc cử tổng thống.