Các thẩm phán của ṭa án thuộc Liên Hợp Quốc kết luận Nga vi phạm nội dung của hiệp ước chống khủng bố, nhưng không đồng ư với cáo buộc của Ukraine rằng Mátxcơva phải chịu trách nhiệm trong vụ bắn rơi chuyến bay mang số hiệu MH17 năm 2014.
Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Oksana Zolotaryova, Bộ Ngoại giao Ukraine, và Đại sứ lưu động Anton Korynevych trong cuộc họp báo sau khi ICJ đưa ra phán quyết vụ bắn rơi MH17. (Ảnh: Reuters)
Bên cạnh đó, Ṭa án H́nh sự quốc tế (ICJ) xác định rằng Nga vi phạm hiệp ước chống phân biệt đối xử khi không hỗ trợ dạy ngôn ngữ tiếng Ukraine ở Crimea sau khi sáp nhập bán đảo năm 2014.
Quyết định này là một bước lùi về pháp lư đối với Kiev. Ṭa án gạt bỏ kiến nghị của Ukraine và chỉ yêu cầu Nga tuân thủ các hiệp ước.
Tuy nhiên, ông Anton Korynevych, đại diện Ukraine tại ṭa, nhấn mạnh rằng phán quyết của ṭa rất quan trọng với Kiev, v́ xác định Nga vi phạm luật quốc tế.
“Đây là lần đầu tiên Nga bị gọi tên một cách chính thức là nước vi phạm luật quốc tế”, ông Korynevych nói với báo chí sau khi ṭa ra phán quyết.
Ukraine nộp đơn kiện lên ICJ, c̣n gọi là Ṭa án Thế giới, từ năm 2017, cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước chống khủng bố khi tài trợ cho lực lượng ly khai ở Ukraine.
Các thẩm phán của ṭa kết luận rằng Mátxcơva vi phạm hiệp ước chống khủng bố của Liên Hợp Quốc khi không điều tra cáo buộc một số quỹ được chuyển từ Nga sang Ukraine có thể bị sử dụng vào hoạt động khủng bố.
Bồi thẩm đoàn gồm 16 thẩm phán yêu cầu Nga điều tra cáo buộc này, nhưng gạt kiến nghị của Kiev về việc bồi thường.
Ṭa án từ chối kết luận về vụ bắn rơi chiếc MH17, cho rằng hành vi của Nga chỉ áp dụng với hỗ trợ tài chính, chứ không áp dụng với việc cung cấp vũ khí và huấn luyện như cáo buộc của Ukraine.
Ukraine cho rằng Nga đă cung cấp hệ thống tên lửa dẫn đến việc bắn rơi chiếc máy bay, nhưng không cáo buộc việc hỗ trợ tài chính cho hành động này.
Trong phiên điều trần tại ṭa án ở La Hay tháng 6 năm ngoái, Nga bác bỏ cáo buộc của Ukraine về việc tài trợ và kiểm soát các tay súng ly khai ở miền đông Ukraine.
Tại Crimea, Ukraine cho rằng Nga cố xóa bỏ văn hóa của người Tatar bản địa và văn hóa Ukraine. Ṭa án bác bỏ tất cả cáo buộc liên quan đến người Tatar, nhưng kết luận rằng Mátxcơva không làm đủ để hỗ trợ dạy tiếng Ukraine ở bán đảo này.
Phán quyết của ICJ là cuối cùng và không thể kháng cáo, nhưng không có biện pháp nào để bảo đảm thực thi.
Ngày mai (2/2), ICJ sẽ ra phán quyết về một vụ kiện khác mà Ukraine cáo buộc Nga áp dụng sai Công ước diệt chủng năm 1948 để hợp lư hóa việc mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2/2022.