Ṭa án Hong Kong đă ra lệnh thanh lư tài sản China Evergrande sau khi tập đoàn này không thể đưa ra đề xuất cụ thể để tái cơ cấu khoản nợ hơn 300 tỷ USD của ḿnh.
Ngày 29/1, Ṭa án tối cao Hong Kong (Trung Quốc) đă ra lệnh thanh lư tài sản của tập đoàn China Evergrande, động thái mở ra một giai đoạn mới và khó lường đối với số phận của nhà phát triển nặng nợ nhất thế giới.
Thẩm phán Linda Chan cho biết trong phán quyết của ḿnh: "Đă quá đủ rồi! Phiên điều trần đă kéo dài một năm rưỡi và công ty vẫn chưa thể đưa ra đề xuất cụ thể để tái cơ cấu khoản nợ 328 tỷ USD của ḿnh".
Những căn biệt thự dang dở tại dự án Ocean Flower của Tập đoàn China Evergrande tại Hải Nam, Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Cổ phiếu của China Evergrande lao dốc sau lệnh thanh lư. Cụ thể, cổ phiếu Evergrande Group giảm 21% xuống tại Hong Kong, trong khi cổ phiếu Evergrande New Energy Vehicle Group giảm 18% , và cổ phiếu Evergrande Property Services Group Limited giảm 2,5%. Cổ phiếu của China Evergrande và các chi nhánh niêm yết đă phải dừng giao dịch.
Hiện tại, các nhân viên quản lư tài sản lâm thời sẽ tiếp quản công việc quản lư và xử lư các vấn đề của China Evergrande. Điều này bao gồm việc đàm phán tái cơ cấu nợ với các chủ nợ và kiểm soát tài sản, sổ sách và hồ sơ của tập đoàn, theo đúng quy tŕnh thanh lư tại Hong Kong.
Có hai nhóm chủ nợ chính yêu cầu chia tài sản của Evergrande. Đội ngũ pháp lư của công ty đă đề xuất một "phương án một nhóm" để xử lư nợ với cả hai nhóm, nhưng không thành công.
Ṭa án cho biết, mỗi chủ nợ cần phải hoàn thành và gửi biểu mẫu xác nhận nợ cho các nhân viên quản lư tài sản lâm thời. Họ cũng có thể yêu cầu các thanh tra viên tổ chức các cuộc họp để cập nhật thông tin về tiến độ tái cơ cấu.
Nhân viên tại Hong Kong của Evergrande cũng có thể yêu cầu một số khoản lương và phí chưa thanh toán từ Quỹ Bảo vệ Tiền lương khi Phá sản, theo các quy định liên quan.
Trong một tuyên bố, ông Xiao En, Phó chủ tịch điều hành của Evergrande, khẳng định: "Công ty sẽ đảm bảo hoạt động b́nh thường theo quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ trong và ngoài nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi và hợp tác với các nhân viên quản lư tài sản để giải quyết nợ của tập đoàn theo đúng quy tŕnh liên quan và thông lệ quốc tế".
Tuy nhiên, lệnh của ṭa án phải đối mặt với những thách thức liên thẩm quyền v́ hầu hết tài sản của công ty đều nằm ở Trung Quốc đại lục. Theo báo cáo thường niên năm 2022, China Evergrande có hơn 1.200 dự án ở các giai đoạn phát triển khác nhau, từ gần hoàn thành đến đang xây dựng. Ông Xiao cho biết, chủ đầu tư sẽ “kiên tŕ thúc đẩy” để đảm bảo những ngôi nhà đang được xây dựng sẽ được giao cho người mua.
Ông Lance Jiang, đối tác tại Ashurst LLP, cho biết: "Thị trường sẽ theo dơi sát sao những ǵ mà các nhân viên quản lư tài sản có thể làm sau khi được bổ nhiệm, đặc biệt là liệu họ có thể được công nhận bởi bất kỳ ṭa án nào trong số 3 ṭa án được chỉ định tại Trung Quốc theo Thỏa thuận năm 2021 về Hợp tác Xử lư Phá sản xuyên biên giới giữa đại lục và Hong Kong hay không".
Ông nói thêm: "Nếu không được công nhận bởi bất kỳ ṭa án nào được chỉ định tại Trung Quốc đại lục, quyền thực thi của các nhân viên quản lư tài sản đối với tài sản trong nước sẽ rất hạn chế".
Phán quyết hôm nay đă chấm dứt chuỗi những lần Evergrande được "cứu sống" tạm thời, khi liên tục thuyết phục chính quyền gia hạn thời gian để xử lư nợ. Lần tŕ hoăn thứ 7 diễn ra vào ngày 4/12, khi các chủ nợ bất ngờ không thúc đẩy việc thanh lư.
Sau đó, một nhóm chủ nợ nước ngoài nắm giữ hơn 6 tỷ USD trái phiếu nước ngoài đă đâm đơn yêu cầu thanh lư công ty.
"Kế hoạch tái cơ cấu nợ mà đội ngũ Evergrande hứa hẹn đă không thành hiện thực, vậy tại sao công ty vẫn tiếp tục yêu cầu hoăn lại thêm?", Thẩm phán Linda Chan nói tại phiên toà.
Vụ kiện được khởi xướng vào tháng 6/2022 bởi Top Shine Global, công ty do ông Lin Ho-man làm cổ đông chi phối, nhằm thu hồi 862,5 triệu đô la Hong Kong (tương đương 110,4 triệu USD) từ một khoản đầu tư sai lầm vào China Evergrande trong tháng 3/2021.
China Evergrande từng là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Nhưng trong vài năm trở lại đây, gă khổng lồ bất động sản này ch́m vào khủng hoảng và vỡ nợ vào năm 2021 với số tiền lên tới hơn 328 tỷ USD.
VietBF@sưu tập