Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm nay (27/12) đă có những phát ngôn về việc Nhật Bản có kế hoạch xuất khẩu tên lửa đất đối không Patriot (PAC-3) sang Mỹ.
Bà Zakharova cho rằng việc Nhật Bản xem xét xuất khẩu tên lửa đất đối không Patriot (PAC-3) sang Mỹ đồng nghĩa với việc sẽ không loại trừ khả năng mục đích cuối cùng là đến Ukraine, đồng thời cảnh báo rằng nếu khả năng này là đúng th́ đây được coi là hành động đối địch với Nga và sẽ nhận hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, Chánh văn pḥng Nội các Nhật Bản đă khẳng định rằng Nhật Bản không có ư định sử dụng tên lửa này tại Ukraine và nó sẽ không được di chuyển sang nước thứ ba.
Hệ thống Patriot. Ảnh: Reuters
Hôm 20/12 vừa qua Chính phủ Nhật Bản bắt đầu xem xét việc xuất khẩu tên lửa đất đối không Patriot (PAC-3), được sử dụng để đánh chặn tên lửa đạn đạo cho Mỹ. Một công ty của Mỹ sẽ thực hiện việc nhập khẩu.
Để thực hiện đúng các thủ tục có thế xuất khẩu tên lửa sang Mỹ, Chính phủ Nhật Bản đă sửa đổi hướng dẫn thực hiện "Ba nguyên tắc chuyển giao thiết bị pḥng thủ".
Theo các quy định hiện hành, Nhật Bản mới chỉ cung cấp thiết bị quân sự radar cảnh báo cho Philippines và đây là lần đầu tiên Nhật Bản xem xét xuất khẩu tên lửa đất đối không Patriot.
Hiện tên lửa đất đối không Patriot đă được triển khai tại các căn cứ ở 3 thành phố thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản.
Patriot là hệ thống tên lửa pḥng không tầm xa đa năng (tầm bắn xa nhất từ 70 đến 160 km), có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24 km.
Patriot ra đời để chống lại mọi loại máy bay tiên tiến cũng như các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành tŕnh với tốc độ lúc tấn công mục tiêu của tên lửa lên đến 6.125 km/h.