Thế giới đang có nhiều tín hiệu cho thấy mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải carbon suốt nhiều thế kỷ qua đă bị phá vỡ.
Làng Coalbrookdale, ở West Midlands (Anh) được coi là nơi ra đời của Cách mạng Công nghiệp. Năm 1709, thương nhân địa phương Abraham Darby thuê một xưởng đúc ở đây và dùng than cốc để đun ḷ nung thay cho than gỗ. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch giúp ông chế tạo đồ gang với giá rẻ hơn nhiều.
Nhờ vậy, những chiếc nồi, chảo, vạc dùng trong nấu ăn dần phổ biến trong 3 thế kỷ sau đó, nhờ chi phí sản xuất thấp, tạo ra sự thay đổi chưa từng có về mức sống trên toàn thế giới. Nhưng chiếc ḷ của Abraham Darby không chỉ khởi đầu Cách mạng Công nghiệp. Nó cũng là điểm xuất phát của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Từ đó về sau, sản lượng kinh tế và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính luôn tăng cùng nhau. Hệ thống đường sắt chạy bằng than và các nhà máy dệt chạy bằng hơi nước đều sử dụng vật tư từ các xưởng đúc chạy bằng than cốc.
Tại Anh, từ giữa thế kỷ 19 đến Thế chiến I, GDP b́nh quân tăng hơn gấp đôi, c̣n lượng khí thải carbon tăng gấp 4. Khi các nước khác công nghiệp hóa, lượng khí thải của họ cũng tăng theo.
Tháng này, khi các nước đến Ai Cập để tham dự Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đă có tín hiệu lạc quan rằng sự tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và phát thải carbon bị phá vỡ.
Trang trại gió ngoài khơi Walney Extension tại bờ biển Blackpool, Anh. Ảnh: Reuters
Những năm gần đây, khoảng 33 quốc gia đă cắt giảm lượng khí thải mà vẫn duy tŕ tốc độ tăng trưởng. Khoảng 60% là các nước châu Âu - cái nôi của cuộc Cách mạng Công nghiệp.
Một số ví dụ khác là Mỹ, nơi lượng khí thải đă giảm 15% từ năm 2007 đến năm 2019, nhưng GDP đầu người vẫn tăng 23%. Australia cũng giảm 9% lượng khí thải kể từ khi đạt đỉnh năm 2012. Israel th́ giảm 12% trong cùng thời kỳ. Cả hai nền kinh tế đều tăng trưởng thời gian đó.
Không chỉ các nước giàu mới làm được điều đó. Nhờ những cải tiến về hiệu quả năng lượng, khí thải ở Đông Âu đă giảm kể từ đầu thập niên 90, trong khi mức sống dần tiến sát Tây Âu. Argentina, Mexico và Uruguay cũng ghi nhận xu hướng này.
Ví dụ, ở Mexico, lượng khí thải đă giảm 16% kể từ mức cao nhất vào năm 2012. Trên thế giới, năm 2019, khoảng 1,2 tỷ người sống ở các nước có lượng khí thải giảm và GDP tăng.
Ở Anh, phát thải đạt đỉnh vào thập niên 70. Tuy nhiên, sự suy giảm sau đó phần nào do hoạt động sản xuất đă chuyển ra nước ngoài. Ví dụ, quần áo của Anh được may ở Dhaka (Bangladesh). V́ thế, lượng khí thải toàn cầu khi đó chưa thể đi xuống.
Tuy nhiên, thống kê 33 nước trong bài viết chủ yếu đến từ dữ liệu do Global Carbon Project, một cơ quan giám sát khí nhà kính, cung cấp. Chúng đă bao gồm các ước tính về lượng khí thải từ nhập khẩu. Nói cách khác, số liệu của Anh bao gồm lượng khí thải từ áo thun nhập khẩu được sản xuất tại Bangladesh.
Do đó, sự sụt giảm khí thải gần đây của các nước là tín hiệu thật. Chuyên gia Viktoras Kulionis của Pictet Asset Management lư giải nguyên nhân là các nước chuyên gia công giờ cũng nỗ lực giảm phát thải.
Ví dụ, năm 2008, lượng khí thải xuất khẩu của Trung Quốc đạt đỉnh với mức tương đương 1,5 tỷ tấn CO2, rồi giảm xuống một tỷ vào năm 2019. Lượng khí thải nhập khẩu của nhóm OECD đạt đỉnh năm 2006, ở mức tương đương 2 tỷ tấn CO2 rồi giảm hơn một phần ba, xuống c̣n 1,3 tỷ tấn.
Nh́n chung, tăng trưởng và phát thải không c̣n song hành với nhau ở nhiều nơi v́ hai lư do chính: đầu ra ít tiêu tốn năng lượng hơn, hoặc năng lượng được sử dụng xanh hơn. Trong khoảng một thập kỷ gần đây, nguyên nhân chủ yếu là thế giới ngày càng cần ít năng lượng hơn để tạo ra một USD thu nhập.
Điều này khá dễ thấy ở Mỹ. Lượng khí thải nội địa đạt đỉnh năm 2005. Kể từ đó, mức tiêu tốn năng lượng để tạo ra GDP đă giảm gần 25%. V́ vậy, dù GDP Mỹ tăng 29% kể từ đó, lượng khí thải lại giảm 15%. Tương tự, 80% lượng khí thải của Đức giảm kể từ năm 1990 là nhờ ít tốn năng lượng hơn.
Cường độ giảm dùng năng lượng là kết quả của sự thay đổi cấu trúc các nền kinh tế giàu có. Một du khách đến thăm Coalbrookdale vào thế kỷ 18 đă so sánh khói, nhiệt và lửa của nơi này với h́nh ảnh địa ngục. Nhưng xưởng đúc cuối cùng, nơi sản xuất các bộ phận cho ḷ nướng Aga, đă đóng cửa năm 2017. Địa điểm này từ đó trở thành nơi thu hút khách du lịch.
Ngôi làng là biểu tượng cho sự chuyển dịch của Anh, từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế dựa trên dịch vụ. Đây là sự chuyển dịch có tác động lớn đến khí thải. Nick Eyre, Chuyên gia chính sách khí hậu tại Đại học Oxford, ví dụ một chuyến đi đến nhà hát cần ít năng lượng hơn nhiều so với hoạt động đúc nồi, chảo.
Sự chuyển dịch từ sản xuất sang dịch vụ đă diễn ra tại các nước giàu. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp trong GDP Mỹ giảm từ hơn 17% năm 2007 xuống 14% năm 2019. Tại cường quốc sản xuất là Đức, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp giảm 2% trong cùng thời kỳ. Ngay cả ở nước nghèo hơn như Mexico, tỷ trọng công nghiệp cũng giảm từ 27% xuống c̣n 25%.
Đến nay, quá tŕnh tách tăng trưởng khỏi phát thải đă đần đạt được mà không quá tốn kém hoặc cần sự đồng thuận chính trị. Từ các nước giàu đến đang phát triển, việc này đều có tiến bộ. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện, cũng như điện khí hóa hệ thống sưởi ấm trong nhà và phương tiện giao thông đều có khả năng tạo ra sự khác biệt lớn.
Tuy nhiên, lư do lớn nhất để lạc quan có lẽ là bằng chứng cho thấy các nước nghèo hơn đang phát triển công nghiệp theo cách khác với các nước giàu, theo The Economist.
Dữ liệu từ Global Carbon Project cho thấy Ai Cập - nước chủ nhà COP27 - đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2017 rồi giảm dần. Ấn Độ và Việt Nam - những nơi trở thành nguồn cung xuất khẩu phổ biến gần đây - cũng đang xanh hơn đáng kể.
Năm 2007, khi GDP Trung Quốc bằng Ấn Độ hiện tại, Trung Quốc thải ra lượng CO2 gấp đôi Ấn Độ. Và dù Ấn Độ và Việt Nam vẫn đang phụ thuộc lớn vào nhiệt điện than, The Economist cho rằng điểm khác biệt là họ đang sử dụng hiệu quả hơn nhiều.