Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết trong năo… có thể xảy ra ở người trẻ do cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc mạch máu năo vỡ đột ngột.
Nhiều người thường nghĩ đột quỵ chỉ ảnh hưởng đến những người lớn tuổi. Tuy nhiên, theo The Conversation, số ca bệnh xảy ra ở những người dưới 45 tuổi đang gia tăng. Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu và oxy lên năo bị gián đoạn do tắc nghẽn, chấn thương hoặc xuất huyết. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ như bẩm sinh, sử dụng ma túy, rượu nặng, chấn thương đầu...
Hiện chưa có dữ liệu cho thấy chính xác mức độ phổ biến của đột quỵ ở những người trong độ tuổi từ 20-40. Song, các nghiên cứu có thể cho thấy nhóm tuổi này có nhiều khả năng mắc các loại đột quỵ nào nhất. Chẳng hạn, nhiều bệnh nhân đột quỵ từ 18-45 tuổi ở Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) gặp phải là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. T́nh trạng này xảy ra khi cục máu đông hoặc chất khác (chẳng hạn như cholesterol) gây tắc nghẽn nguồn cung cấp máu cho năo.
Chảy máu năo (xuất huyết trong năo) là nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ xuất huyết năo ở người trẻ tuổi. Xuất huyết trong năo xảy ra khi động mạch và tĩnh mạch năo bị vỡ, thường do chấn thương đầu, huyết áp cao hoặc tắc nghẽn (như chứng ph́nh động mạch hoặc tắc mạch). Đây là loại đột quỵ nghiêm trọng và có thể gây tử vong trong một số trường hợp.
Loại đột quỵ khác là xuất huyết dưới nhện do chảy máu trên bề mặt năo. Máu bị mắc kẹt bên dưới lớp màng dưới nhện bảo vệ của năo, gây sưng tấy chèn ép năo vào hộp sọ dẫn đến tổn thương năo. Nó rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Tuy nhiên, đột quỵ do xuất huyết dưới nhện ít phổ biến hơn so với hai loại c̣n lại ở người trẻ tuổi.
Triệu chứng nhận biết
Các triệu chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi không khác so với người lớn tuổi. Nhưng đột quỵ thường ít gặp ở độ tuổi 20-30 nên bệnh nhân khó phát hiện. Đột quỵ phải được điều trị khẩn trương để cầm máu hoặc điều trị cục máu đông. Điều trị nhanh chóng có thể tạo ra sự khác biệt trong việc người bệnh có hồi phục hay không.
Các triệu chứng đột quỵ thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể chẳng hạn như ngứa ran hoặc tê ở mặt, cánh tay, chân. Lú lẫn, chóng mặt, mất thăng bằng, xệ một bên mặt và khó nói cũng rất phổ biến. Các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh phụ thuộc vào vùng năo nào đă bị thiếu oxy.
Nếu đột quỵ ảnh hưởng đến một phần năo cần thiết cho lời nói th́ khả năng nói có thể bị suy giảm hoặc mất đi. Nếu đột quỵ ảnh hưởng đến các vùng vận động của năo th́ khả năng bị suy nhược hoặc tê liệt cơ thể sẽ cao hơn (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ). Nếu nó ảnh hưởng đến thân năo, bệnh nhân có thể bị liệt toàn bộ, hôn mê hoặc tử vong.
Người bị đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Ảnh: Shutterstock
Đột quỵ khi c̣n trẻ cũng có thể tŕ hoăn hoặc cản trở nghiêm trọng sự phát triển cũng như nhiều khía cạnh khác của cuộc sống như sự độc lập, việc làm hoặc các mối quan hệ. Nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc người khác đang bị đột quỵ nên liên hệ với các dịch vụ cấp cứu càng sớm càng tốt. Khi đột quỵ xảy ra, thời gian rất quan trọng v́ t́nh trạng này càng kéo dài không được điều trị th́ tiên lượng càng xấu.
Hiện nay, điều trị nội khoa đột quỵ rất hiện đại và người bệnh được điều trị ngay lập tức cho kết quả tích cực, phục hồi tốt. Năo của người trẻ thường có khả năng tự phục hồi sau tổn thương khả quan hơn so với người lớn tuổi.