PHNOM PENH, Cambodia
Cambodia cho biết, họ đang cố gắng giúp đỡ những người ngoại quốc là các nạn nhân của nạn buôn người, sau khi Đài Loan cho biết họ đang t́m cách giải thoát hơn 300 công dân của ḿnh bị các nhóm tội phạm dụ dỗ đến Cambodia làm việc, theo AP trích dẫn thông báo vào hôm thứ Sáu, 19 háng Tám, của giới chức Cambodia.
Những người trẻ tuổi có học thức này được hứa cho làm những công việc về kỹ thuật với lương cao, nhưng thực chất là bị bắt ép làm việc trong các tổng đài, gọi điện lừa đảo những người Trung Quốc, đ̣i họ thanh toán các khoản tiền nợ chính phủ, vốn không hề có, hoặc thuyết phục chi tiền cho các cơ hội đầu tư.
Ông Sar Kheng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Cambodia, cho biết cơ quan của ông đang thực hiện một cuộc kiểm tra trên toàn quốc đối với những người ngoại quốc sống ở Cambodia, ngoại trừ các nhân viên ṭa đại sứ. Đặc biệt họ sẽ chú ư t́m kiếm các nạn nhân của nạn buôn người.
Ông cho biết hôm 18 tháng Tám, cảnh sát hai tỉnh Kandal và Preah Sihanoukville đă kiểm tra t́nh trạng của những người ngoại quốc cư trú hoặc làm việc tại khách sạn, các tài sản được cho thuê hoặc các ṣng bạc.
Ông Sar Kheng cho biết, có nhiều người bị bắt v́ t́nh nghi tổ chức buôn người, đồng thời một số nạn nhân được đưa vào diện bảo vệ. Cảnh sát đang cố gắng xác định xem các nạn nhân có đang cung cấp sự thật hay không.
Tuy ông không cung cấp số lượng hoặc quốc tịch của những người bị bắt, nhưng ông xác nhận rằng, một số người ngoại quốc báo với cảnh sát rằng họ bị lừa gạt bằng những hứa hẹn công việc hợp pháp lương cao. Tuy nhiên khi đến Cambodia, họ bị buộc làm những công việc bất hợp pháp.
Trong một diễn biến khác, Tướng Chhay Sinarith, phó cảnh sát trưởng quốc gia, cho biết những năm gần đây chính quyền Cambodia phát giác nhiều âm mưu thu hút lao động bất hợp pháp và bắt giữ hàng trăm người có liên quan từ Trung Quốc và Đài Loan. Ông nói rằng những kẻ lừa đảo đa số là người Trung Quốc và dùng Cambodia như một cơ sở để tống tiền.
Hôm thứ Sáu, 19 tháng Tám, chính phủ Đài Loan cho biết 333 công dân của họ đang bị kẹt lại Cambodia sau khi bị những nhóm tội phạm dùng chiêu "việc nhẹ lương cao" dụ dỗ. T́nh h́nh có vẻ càng phức tạp hơn khi Cambodia là đồng minh thân cận của Trung Quốc, do đó quốc gia này đă không công nhận Đài Loan và không có bất cứ liên lạc ngoại giao chính thức nào với chính phủ Đài Bắc.
Giới truyền thông ở Đài Loan phát hành nhiều bản tin về hoàn cảnh của những người bị mắc kẹt. Cảnh sát Đài Loan thường xuyên tuần tra ở phi trường Taoyuan International Airport với những biển báo động về nạn lừa đảo ở Đông Nam Á. Chính quyền Đài Loan cũng liên lạc với những công ty du lịch để phát hiện các vụ lừa đảo và đă bắt giữ hơn chục người.
Việc này nay trở thành một vấn đề chính trị, khi Quốc Dân Đảng Đài Loan, hiện ở phía thiểu số, cáo buộc đảng Dân Chủ Cấp Tiến (DDP), đảng đang cầm quyền hiện nay, không thực hiện những hành động ngăn chặn t́nh trạng buôn người này.
Ông Tô Trinh Xương (Su Tseng-chang), Thủ tướng Đài Loan, kêu gọi thực hiện sự tiếp cận ngoại giao và đàn áp các nhóm tội phạm địa phương chuyên thực hiện những phi vụ lừa đảo. Trong khi đó bà Lee Yen-hsiu, phó tổng thư kư Quốc Dân Đảng, cho biết phải nhờ đến các cơ quan truyền thông nhiều hơn để giải quyết t́nh trạng này.
|