Tiểu đường là căn bệnh không xa lạ nhưng nhiều người chủ quan, không chú ư đến các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh.
Ngón chân chuyển sang màu trắng bệch
Thông thường, khi ngón chân chuyển sang màu trắng bệch, bạn có thể nghĩ đến 2 căn bệnh, đó là bệnh gan và bệnh tiểu đường.
Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra chỉ số đường huyết và chức năng gan. Điều này sẽ giúp bạn xác định ḿnh có mắc bệnh hay không, mắc bệnh ǵ và có hướng điều trị phù hợp.
Vết thương ở chân lâu lành
dau-hieu-benh-tieu-duong-01
Trong máu của con người có một lượng tiểu cầu lớn đóng vai tṛ chữa lành các vết thương. Nếu bạn có vết thương ở chân và trải qua nhiều ngày vẫn không lành th́ cần phải cảnh giác. Sự gia tăng đường huyết sẽ làm giảm bớt lượng tiểu cầu trong máu, dẫn tới việc vết thương ở chân rất lâu lành. Điều tương tự xảy ra với vết thương ở các phần khác trên cơ thể.
Có cảm giác bất thường ở đầu ngón chân
Nếu bạn có cảm giác đau nhói hoặc ngứa ran đầu ngón chân khi đi lại th́ đó có thể là dấu hiệu lượng đường trong máu tăng lên. Đường huyết tăng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người là làm rối loạn thần kinh, gây ra teo sợi thần kinh ở những mức độ khác nhau. Hậu quả là bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt ở ngón chân trong quá tŕnh đi lại.
Tê hoặc nóng rát các ngón chân
Khi lượng đường trong máu tăng lên, nó có thể gây ra các biến chứng khó lường. Tê các đầu ngón chân kèm theo cảm giác nóng rát là một trong những dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao.
Nếu không kiểm soát lượng đường trong cơ thể trong thời gian dài, các dây thần kinh chi dưới sẽ bị tổn thương.
Nếu thấy hiện tượng tê, nóng rát ở các ngón chân diễn ra trong một thời gian và không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra, c̣n một số dấu hiệu khác cảnh báo bệnh tiểu đường mà bạn cũng phải chú ư.
Đi tiểu thường xuyên
Với người b́nh thường, nhu cầu đi tiểu thường dao động khoảng 4-7 lần/ngày. Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường, nhu cầu đi tiều có thể sẽ tăng lên bất thường.
Thông thường, cơ thể sẽ tái hấp thụ glucose khi nó đi qua thận. Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao, thận không thể làm việc đúng chức năng. Điều này khiến cơ thể phải tạo ra nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ đường dư thừa và dẫn tới việc bạn phải đi tiểu thường xuyên.
Khát nước
Khát nước quá mức là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường. Nó gắn liền với việc đường huyết tăng cao và càng nghiêm trọng hơn khi đi tiểu thường xuyên.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh tiểu đường. Lư do giải thích cho hiện tượng này là do đường huyết không ở mức ổn định nên không cung cấp đủ đường cho cơ thể tạo thành năng lượng.
Ngoài ra, các t́nh trạng đi tiểu nhiều, mất nước, chế độ ăn uống thiếu chất, giấc ngủ kém... cũng gây ra mệt mỏi.
Da bị ngứa
Ngứa da cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường.
Ngứa do liên quan đến tiểu đường như nhiễm trùng nấm men, nấm, kho da, tuần hoàn kém thường xảy ra ở cẳng chân.