TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gút cấp, do đó nên tránh xa những loại thực phẩm: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn...
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia thông tin trên trang của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh gút là một loại viêm khớp, khởi phát thường đột ngột, sưng, đau và viêm các khớp. Gần một nửa số trường hợp bệnh gút thường bắt đầu từ ngón chân cái, tiếp đến là ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Các triệu chứng của bệnh xảy ra khi có quá nhiều acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric cao, các tinh thể uric sẽ có thể tích tụ trong các khớp. Quá tŕnh này gây ra sưng, viêm và đau dữ dội.
Các cơn gút thường xảy ra vào ban đêm, sau các bữa ăn giàu đạm và kéo dài 3-10 ngày. Có t́nh trạng này là do 3 nguyên nhân hay gặp sau: Do tăng sản xuất acid uric nội sinh; Do giảm đào thải acid uric ở thận; Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.
Việc ăn uống tùy tiện khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và để lại những hệ lụy khó lường. Do đó bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều tŕ, luyện tập cũng cần có một thực đơn hợp lư để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.
Hàng ngày, cơ thể tạo ra acid uric sau quá tŕnh chuyển hóa purin, được t́m thấy trong nhiều loại thực phẩm. Muốn kiểm soát bệnh gút, cần kiểm soát nguyên nhân, trong đó cần giảm lượng purin ăn vào. Không có chế độ dinh dưỡng nào sẽ ngăn ngừa hoàn toàn cơn gút cấp, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn quản lư sức khỏe tốt hơn: duy tŕ cân nặng lư tưởng; thiết lập và tuân theo thói quen ăn uống lành mạnh; hạn chế thực phẩm có nhân purin; bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Thực phẩm người bị bệnh gút nên tránh
TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gút cấp, do đó nên tránh xa những loại thực phẩm: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; Nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, ḷng…; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá ṃi;
Tránh các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… v́ chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu; Các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, kem, kẹo và đồ ăn nhanh.
Tránh uống rượu v́ rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric. Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
Tránh ăn bánh ngọt và bánh quy v́ chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ acid uric.