Trung Quốc nói với Việt Nam "sẽ không để xảy ra thảm kịch như Ukraine trong khu vực"
Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam và Trung Quốc đă có cuộc nói chuyện qua điện thoại hôm 14/4/2022 và được báo chí hai nước tường thuật lại.
Mạng lưới Truyền h́nh Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) dẫn thông tin từ cuộc nói chuyện cho rằng, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă trấn an với người đồng cấp phía Việt Nam sẽ không để xảy ra thảm kịch như ở Ukraine trong khu vực ASEAN, nhất là Trung - Việt là hai nước xă hội chủ nghĩa anh em.
Thông tin này không được các tờ báo nhà nước Việt Nam tường thuật lại trong các bài viết.
“Chúng ta không thể cho phép tâm lư Chiến tranh Lạnh trỗi dậy trong khu vực và để thảm kịch Ukraine lặp lại.
Với tư cách là hai nước xă hội chủ nghĩa, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đoàn kết và hợp tác với Việt Nam để chống lại các nguy cơ bên ngoài, đối phó đúng đắn với tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với khu vực và đóng vai tṛ tích cực trong việc duy tŕ ḥa b́nh và ổn định ở khu vực ”, ông Vương Nghị nói và cáo buộc Mỹ có những "nỗ lực gieo rắc mối bất ḥa gây bất ổn" ở Biển Đông bằng cách thúc đẩy "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương."
Ông Vương Nghị nói với Bộ trưởng Ngoại giao VN Bùi Thanh Sơn rằng, Mỹ đă cố gắng làm suy yếu sự phối hợp và hợp tác giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc ở cấp độ kinh tế và an ninh sâu hơn bằng cách tận dụng sự khác biệt giữa các quốc gia riêng lẻ và Trung Quốc.
"Đây là biểu hiện của tâm lư Chiến tranh Lạnh, vốn đă gây ra xung đột quân sự ở châu Âu," ông Vương Nghị cho biết một khi Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đạt được và đi vào thực tế, giao lưu và hợp tác giữa các nước trong khu vực sẽ suôn sẻ hơn, mức độ hội nhập kinh tế sẽ cao hơn, mức độ phụ thuộc lẫn nhau về an ninh cũng sẽ cao hơn, và điều này sẽ được cho là "làm suy yếu một cách hiệu quả khả năng gieo rắc bất ḥa của Hoa Kỳ."
NGA CẤM THỦ TƯỚNG, QUAN CHỨC ANH NHẬP CẢNH V̀ 'HÀNH ĐỘNG THÙ ĐỊCH CHƯA TỪNG CÓ'
Nga cấm thủ tướng Anh và hơn một chục quan chức cao cấp khác của Anh nhập cảnh nước này để đáp trả các chế tài của Anh áp đặt lên Nga về hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga loan báo bước đi này nhắm vào ông Boris Johnson, một số bộ trưởng Anh và cựu thủ tướng Theresa May, vào ngày thứ Bảy.
Tuyên bố của bộ dẫn ra "các hành động thù địch chưa từng có của chính phủ Anh, đặc biệt là trong việc áp đặt các chế tài nhắm vào các quan chức hàng đầu" ở Nga.
"Các hành động thù ghét Nga của nhà chức trách Anh, với mục tiêu chính là kích động thái độ tiêu cực đối với đất nước chúng ta, hạn chế quan hệ song phương ở hầu hết các lĩnh vực, gây phương hại đến sự an lạc và lợi ích của người dân Anh. Bất cứ cuộc tấn công bằng chế tài nào chắc chắn sẽ phản tác dụng đối với những người khởi xướng chúng và nhận lại sự phản kháng quyết đoán," tuyên bố nói.
Tối ngày thứ Sáu, bộ thông báo trục xuất 18 nhà ngoại giao của Liên minh Châu Âu khỏi Moscow để trả đũa việc khối này tuyên bố 19 nhà ngoại giao từ phái bộ Nga tại EU và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu là những người không được hoan nghênh.
Liên minh Châu Âu nói việc trục xuất là vô căn cứ và các nhà ngoại giao EU bị nhắm mục tiêu đang làm việc trong khuôn khổ công ước Vienna về quan hệ ngoại giao.
CHIẾN HẠM MOSKVA CH̀M VÀ NHỮNG G̀ CH̀M THEO?
Lê Tây Sơn
Bạn hẳn xem những bộ phim thủy chiến với cảnh chiếc tàu đi đầu treo cờ chỉ huy bay phần phật. Người ta gọi đó là flagship – kỳ hạm. Nó tượng trưng cho sức mạnh của một hạm đội hải quân và cũng là biểu tượng dũng mănh của một trận hải chiến. Soái hạm Moskva là một chiếc như vậy. Việc Moskva bị ch́m mang lại nhiều ư nghĩa hơn là một con tàu bất đắc dĩ trở thành phế vật của thủy cung…
Cho đến thời điểm này vẫn chưa có thông tin tuyệt đối chính xác tại sao Moskva bị cháy. Chỉ có một thứ chính xác: Moskva (được xem là là bá chủ vùng biển nó neo đậu, vừa tấn công được đối phương vừa pḥng thủ bầu trời và bảo vệ hạm đội Nga ở Hắc Hải) đă bị… xoá sổ!
Trong khi Bộ Quốc pḥng Nga đưa ra “phiên bản” giải thích: Một ngọn lửa không rơ nguồn gốc đă làm nổ kho đạn dự trữ gây ra cháy nổ khiến Moskva bị hỏng kết cấu sau đó bị ch́m trong biển động lúc đang được kéo đến một cảng gần đó. Ukraine đưa ra phiên bản khác: Moskva bị trúng tên lửa hành tŕnh Neptune chống hạm do chính nước này sản xuất. Các quan chức quốc pḥng Mỹ và phương Tây có vẻ ủng hộ phiên bản Ukraine.
Lư do đơn giản, một con tàu hiện đại, đắt tiền (khoảng $750 triệu), “diện mạo quốc gia” phải được bảo vệ nhiều lớp trước mọi nguy cơ cháy nổ. Tàu Moskva được trang bị nhiều tên lửa chống hạm, pḥng không, ngư lôi, pháo và hệ thống pḥng thủ tên lửa; có nghĩa là nó mang theo một lượng lớn chất nổ trên tàu nên thiết kế phải cực kỳ đặc biệt. Một điều chắc chắn nữa: Moskva bỗng dưng “thám hiểm” thủy cung” là tổn thất lớn nhất trong thời chiến đối với một tàu hải quân trong ṿng 40 năm qua và nó sẽ đặt ra những câu hỏi khó trả lời không chỉ đối với Moscow mà c̣n đối với các nhà hoạch định quân sự trên toàn thế giới về sức mạnh thật sự của những con tàu như thế.
Lần cuối cùng một con tàu lớn cỡ Moskva bị ch́m trong chiến tranh là khi nào?
Đó là ngày 2 Tháng Năm 1982 khi tàu tuần dương Argentina General Belgrano bị đánh ch́m do ngư lôi phóng từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân HMS Conqueror của Anh, trong cuộc chiến quần đảo Falkland. General Belgrano và Moskva có kích thước tương tự, mỗi chiếc dài khoảng 600 feet (182 mét) và trọng lượng choán nước 12,000 tấn. Nhưng thủy thủ đoàn khoảng 1.100 người trên tàu General Belgrano đông gấp đôi thủy thủ đoàn của Moskva, khoảng 500 người. Nga không tiết lộ số thương vong, c̣n General Belgrano mang theo 323 thủy thủ đoàn xuống đáy đại dương.
Việc tổn thất tàu Moskva có ư nghĩa ǵ đối với cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine?
Ảnh hưởng lớn nhất là uy tín và ḷng kiêu hănh của Nga. Là soái hạm của Hạm đội Hắc Hải, Moskva là “vũ khí” đắt tiền nhất của Nga trong cuộc chiến Ukraine. Dù Moscow sàng lọc cẩn thận tin tức về cuộc chiến tại quốc nội, nhưng chắc chắn rất khó che giấu sự vắng mặt đột ngột của một con tàu danh tiếng như thế. Cái chết của soái hạm Moskva, “thiên thần hộ vệ” của Hạm đội Hắc Hải c̣n làm dấy lên nghi ngờ về khả năng chiến đấu thực sự của các khu trục hạm Nga, vốn được quảng cáo là “bất khả chiến bại” và được các nước cuồng Nga nói nống lên: “Quân thù sẽ phải khóc ṛng khi nh́n thấy” và “run rẩy quy hàng”.
Nhóm phân tích Mason Clark, Kateryna Stepanenko và George Barros tại Viện nghiên cứu Chiến tranh (Institute for the Study of War-ISW) nhận định: “Cả hai lời giải thích nguyên nhân đắm tàu Moskva đều chỉ ra ba khiếm khuyết nghiêm trọng của tàu Nga: Pḥng không kém, quy tŕnh an toàn quá lỏng lẻo và bất lực trong việc kiểm soát thiệt hại, dập lửa”. Carl Schuster, cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ, nói: “Vụ soái hạm Moskva ch́m đă đặt ra câu hỏi về năng lực của Hải quân Nga 10 năm sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ khôi phục năng lực, tinh thần và tính chuyên nghiệp của hải quân”. Khôi phục kiểu ǵ không biết, chỉ biết, không chỉ có hải quân mà nhiều khu vực khác của quốc pḥng Nga cũng rất tệ hại. Có vẻ Putin không hoàn thành được bất kỳ lời hứa nào trong việc cải cách quân đội, trừ những màn tŕnh diễn rỗng tuếch tại các buổi duyệt binh.
Việc tàu Moskva bị tên lửa Ukraine đánh ch́m sẽ khiến hải quân Nga phải điều chỉnh hoạt động, phải di chuyển các tàu chiến khác ra xa lănh thổ Ukraine và xem lại hệ thống đánh chặn trên không. Nhiệm vụ chính của Moskva là pḥng không cho lực lượng hải quân Nga ở Hắc Hải. Tàu ch́m sẽ làm suy yếu khả năng này trong thời gian tới, ít nhất là cho đến khi được bổ sung tàu mới. C̣n đến bao giờ bổ sung là câu hỏi lớn. Vụ tàu Moskva ch́m cũng được các chuyên gia xem là bài học cho Trung Quốc. Họ tin rằng vụ việc sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng ở Đông Á, đặc biệt nếu nguyên nhân được xác định là do tên lửa Ukraine. Các nhà phân tích đang t́m kiếm bất kỳ manh mối nào để có thể liên hệ đến cuộc xung đột quân sự tiềm tàng giữa Trung Quốc với Đài Loan.
Bắc Kinh không loại trừ sử dụng vũ lực để chiếm Đài Loan, khiến căng thẳng với Mỹ, nước cam kết cung cấp vũ khí pḥng thủ cho ḥn đảo này. Timothy Heath, nhà nghiên cứu quốc pḥng cấp cao của RAND Corp, cho biết cuộc tấn công vào tàu Moskva sẽ nhắc cả Trung Quốc và Mỹ về “tính dễ bị tổn thương của tàu chiến mặt nước” trong các cuộc đụng độ quân sự. Heath nói: “Hải quân Mỹ sẽ phải đưa những con tàu nổi ra ngoài tầm bắn của các tên lửa chống hạm mà Bắc Kinh đặt trên lục địa Trung Quốc. C̣n Trung Quốc sẽ nhận thức được rằng các tên lửa chống hạm rẻ tiền giống như tên lửa mà Ukraine cho là đă bắn trúng Moskva mà Đài Loan đă mua sẽ gây nguy hiểm cho bất kỳ cuộc xâm lược đường biển tiềm tàng nào”.
Thomas Shugart, cựu chỉ huy tàu ngầm của Hải quân Mỹ, hiện là nhà phân tích tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nhận xét thêm: “Có quá nhiều t́nh huống chiến tranh. Trong khi hệ thống pḥng không của Moskva không cùng đẳng cấp với hệ thống Aegis hiện đại hơn trên các tàu khu trục của Hải quân Mỹ th́ tên lửa chống hạm của Ukraine cũng không bằng của Trung Quốc. Ngoài ra các tàu chiến thời Liên Xô như Moskva thường nổi tiếng với khả năng tấn công chứ không phải khả năng pḥng thủ hay kiểm soát thiệt hại sau khi bị nạn.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Hoa Kỳ sắp gửi đạn dược, vũ khí và các thiết bị khác sang Ukraine để hỗ trợ nước này chống Nga xâm lược.
Tại Căn cứ Không quân Dover ở Delaware, binh sĩ không quân chất các trang bị quân sự lên các thùng xe tải để tiếp tế cho Ukraine.
Mỹ đă cam kết hỗ trợ tổng cộng hơn 5,4 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm viện trợ an ninh và phi an ninh.
Đầu tuần này, Tổng thống Joe Biden loan báo chính quyền của ông sẽ cung cấp thêm 800 triệu USD viện trợ quân sự để giúp tăng cường khả năng pḥng thủ của Ukraine trước kế hoạch tấn công của Nga tại miền đông.
Một thông tin khác liên quan, trước những cảnh báo của Moscow về "hậu quả quân sự và chính trị" đối với Phần Lan và Thụy Điển nếu hai nước này gia nhập NATO, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc lại chính sách "Mở cửa" của NATO và khẳng định NATO "không phải là mối đe dọa cho bất kỳ ai không tấn công NATO."
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố: “Tùy theo quyết định của liên minh NATO và chỉ có liên minh NATO mới quyết định tư cách thành viên của NATO như thế nào”.
MỸ & ĐÔNG NAM Á CẦN LẬP LIÊN MINH QUÂN SỰ ĐỂ CHỐNG TRUNG QUỐC
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ - Gửi bài từ Orange County, Hoa Kỳ
15 tháng 4 2022
Sau bài v́ Cục diện an ninh mới ở ĐNA trước một Trung Quốc bành trướng chúng tôi giới thiệu bài tiếp theo của TS Cù Huy Hà Vũ về đề tài an ninh và địa chính trị Đông Nam Á:
ASEAN không đồng thuận về mối đe dọa từ Trung Quốc đang liên tục bành trướng, tăng cường quân bị nên cần một liên minh quân sự mới với Hoa Kỳ là đối tác an ninh.
Mỹ có lợi ích sớm thấy một tổ chức ở Đông Nam Á quy tụ các nước có quan điểm an ninh cứng rắn đối với Trung Quốc và may mắn thay, một tổ chức như vậy đă manh nha với một sáng kiến mới đây của Indonesia.
Cuối tháng 12/2021, Cục trưởng Cục An toàn Hàng hải Indonesia tuyên bố sẽ mời cục trưởng hàng hải Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam họp cùng vào tháng 2/2022 để thảo luận về những biện pháp ứng phó chung đối với Trung Quốc ở Biển Đông. Thế nhưng, hội nghị này đă không diễn ra và điều này đă có thể nh́n thấy trước.
VN TỪNG MUỐN DỰA VÀO TRUNG QUỐC ĐỂ CỨU CHẾ ĐỘ XHCN
Với chính sách “ba không” (Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lănh thổ Việt Nam để chống lại nước khác), rồi “bốn không” (thêm “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”) Việt Nam khước từ mọi h́nh thức liên kết chống Trung Quốc.
Thế nhưng chính sách quốc pḥng này mâu thuẫn nghiêm trọng với bất khả xâm phạm lănh thổ của Việt Nam khi mà Trung Quốc lăm le dùng vũ lực thôn tính phần c̣n lại của quần đảo Trường Sa.
Bằng chứng là bên cạnh việc liên tục tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, láng giềng phương Bắc này mới đây đă quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số các đảo nhân tạo trong quần đảo này. Nó c̣n mâu thuẫn với quá khứ chiến tranh khi Hà Nội là đồng minh quân sự của Liên Xô và Trung Quốc. Vậy tại sao Việt Nam lại có một chính sách oái oăm như vậy?
Một đoàn quay phim thăm bộ đội VN ở Trường Sa – h́nh minh họa. ẢNH: TK PHAM
Trước sự sụp đổ của khối Đông Âu (1989-90) và Liên Xô mà các lănh đạo ĐCSVN coi là “thành tŕ cách mạng thế giới” ban lănh đạo Việt Nam nhận thức rằng Trung Quốc cùng ư thức hệ cộng sản là chỗ dựa c̣n lại để duy tŕ và bảo vệ chế độ toàn trị của họ trước sự tấn công của “các thế lực thù địch”, mà ở đây là áp lực dân chủ hóa từ phương Tây, nhất là từ Hoa Kỳ.
Điều này khiến họ quay ngược quan điểm về Trung Quốc, từ “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” với mưu đồ “bành trướng”, “bá quyền” (Hiến pháp Việt Nam 1980) – hệ quả của cuộc xâm lược 1979 - sang “đồng minh cộng sản”. Trên cơ sở đó, Hà Nội đă đề xuất b́nh thường hóa quan hệ giữa hai nước với ban lănh đạo Trung Quốc và đầu tháng 9/1990, Hội nghị Thành Đô (Trung Quốc) đă được tổ chức vào cho mục đích này.
Giải thích về hội nghi cấp cao Việt – Trung này với Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia bao gồm Thủ tướng Hun Sen, vào tháng 12 cùng năm, Bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam, Đại tướng Lê Đức Anh nói: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá chủ nghĩa cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Rơ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Chúng ta (Việt Nam và Campuchia) phải t́m đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc”.
Brunei th́ chưa thấy phải cấp bách đối phó với Trung Quốc v́ Bắc Kinh vẫn chưa gây hấn với nước Hồi giáo này. Singapore do không bị “đường 9 đoạn” trùm lên nên không có lư do thiết thân để phải tính chuyện ứng phó vũ trang với cường quốc phương Bắc.
MỘT LIÊN MINH CÁC NƯỚC CÙNG CHÍ HƯỚNG
Như vậy, chỉ c̣n Indonesia, Malaysia, Philippines là có thể đứng chung chiến tuyến chống Trung Quốc.
Tuy nhiên, ba nước Đông Nam Á này chắc sẽ không tự ḿnh lập ra một liên minh pḥng thủ, bởi lẽ mọi tổ chức quân sự đa phương không có sự tham gia của Mỹ sẽ không hiệu quả, thậm chí không hoạt động được. Đó chính là bài học rút ra từ Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), được thành lập năm 1955 nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở châu Á theo học thuyết Truman.
Các nước Đông Nam Á này yếu về quân sự nên không thể can dự vào các cuộc xung đột do các nước lớn tiến hành, bất luận trực tiếp hay ủy nhiệm, mà ở đây là Nội chiến Lào và Chiến tranh Việt Nam, nếu không được dẫn dắt ít nhất bởi một nước lớn.
Vậy để chiến lược ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông thành công, Mỹ không có cách nào khác là phải cùng Indonesia, Malaysia, Philippines thành lập một tổ chức quân sự cho Đông Nam Á. Điều thuận lợi là một số nhân tố theo hướng này đă có sẵn.
Mỹ và Philippines đang là đồng minh của nhau theo Hiệp ước pḥng thủ chung kư năm 1951 trong bối cảnh Chiến tranh lạnh. Thời kỳ này, Philippines là tiền đồn quân sự và là căn cứ hậu cần quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Nam Á với căn cứ không quân Clark và căn cứ Subic.
Năm 1992, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ đă triệt thoái khỏi hai căn cứ này. Nhưng từ 2012, ngay sau khi Tổng thống Obama “xoay trục sang châu Á”, quân đội Mỹ đă quay trở lại trong khuôn khổ tập trận chung hàng năm. Tháng 4/2014, hai bên kư Thỏa thuận hợp tác quốc pḥng nâng cao (EDCA), để quân đội Mỹ được tăng cường tiếp cận các căn cứ của Philippines.
Tiếp theo, Indonesia và Malaysia đang là đối tác quân sự của Mỹ. Hàng năm kể từ 1995, Hải quân Indonesia và Hải quân Hoàng gia Malaysia tập trận song phương với Hải quân Mỹ trong khuôn khổ Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển – CARAT giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á. Hai nước này cũng tiến hành các cuộc tập trận song phương với Philippines.
Ngoài ra, ba nước Indonesia, Malaysia và Philippines đă có một cơ chế hợp tác quân sự ba bên nhằm thực hiện Tuyên bố chung về các biện pháp khẩn cấp tại những vùng biển có mối quan tâm chung, được kư giữa bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc pḥng ba nước ngày 5/5/2015. Theo đó, ba nước sẽ tuần tra chung trên không và trên biển để ngăn chặn nạn bắt cóc và tấn công tàu thuyền và các hoạt động tội phạm khác tại hai vùng biển Sulu và Sulawesi nằm giữa ba nước.
Cuối cùng, liên minh quân sự đa phương trong khu vực Ấn độ – Thái B́nh Dương do Mỹ khởi xướng đă có tiền lệ. Đó là Bộ tứ kim cương – QUAD (Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ) và AUKUS (Australia, Anh, Mỹ).
Tóm lại, theo nhận định của tôi, Hoa Kỳ, Indonesia, Malaysia và Philippines không phải là những kẻ xa lạ trong hợp tác quốc pḥng. Chỉ cần bốn nước này thống nhất ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm biển Đông là có ngay một tổ chức pḥng thủ chung cho Đông Nam Á. Bởi những ǵ cần làm sau đó cơ bản chỉ là vấn đề phối hợp hoạt động quân sự song phương và đa phương mà các nước này đă có với nhau theo một thiết kế tổng thể cho an ninh khu vực.
Với tầm nh́n phát triển, tổ chức quân sự tiềm năng này sẽ mở rộng cửa cho các quốc gia Đông Nam Á c̣n lại, Việt Nam trước hết, cũng như liên kết với QUAD, AUKUS và các liên minh quân sự tiềm năng khác có cùng chí hướng. Cũng như vậy, trên cơ sở Hiệp ước pḥng thủ chung Mỹ – Philippines, cơ chế an ninh tập thể này sẽ hoan nghênh các hiệp định quân sự song phương giao kết giữa các thành viên, trước hết giữa Mỹ và Indonesia, Mỹ và Malaysia, Indonesia và Malaysia.
Trên tinh thần đó, theo tôi chính quyền Tổng thống Joe Biden cần điều chỉnh Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương bằng cách ghi rơ các công cụ thực hiện là “các liên minh hiệp ước hiện tại và tiềm năng được hiện đại hóa; các quan hệ đối tác linh hoạt, bao gồm một ASEAN được trao quyền và một liên minh hiệp ước Đông Nam Á tiềm năng …”
Một trong những tác động tích cực có thể nh́n thấy trước của tổ chức pḥng thủ tập thể này một khi được thiết lập là ASEAN sẽ có thế hơn trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông với Trung Quốc. Hay chí ít buộc nước bành trướng phương Bắc này ngừng sử dụng đàm phán để “câu giờ” cho mục đích xâm chiếm các đảo và thực thể c̣n lại bị “đường 9 đoạn” trùm lên.
Một cách chung nhất, cơ chế an ninh này sẽ giúp ASEAN phát triển mạnh mẽ v́ hiệp hội này lúc đó về cơ bản sẽ chỉ c̣n phải giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa-xă hội, những vấn đề không quá khó để đạt đồng thuận.
Vấn đề đặt ra là nếu Việt Nam không muốn có bất kỳ liên minh quân sự nào với Hoa Kỳ và/hoặc tham gia một cấu trúc an ninh tập thể của Đông Nam Á như nêu trên, liệu phần lănh thổ c̣n lại của nước này ngoài Biển Đông có thoát nổi lưỡi hái của “đồng chí tốt” Trung Quốc đang văng tới?
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị Việt Nam, từng là cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam trong 30 năm, hiện sống tại Hoa Kỳ.
Soái hạm đồ sộ siêu vũ trang « Moskva » bị đánh ch́m xuống Hắc Hải, được cho là bị hỏa tiễn Neptune của Ukraina tấn công, khiến giờ đây tầm hoạt động của hải quân Nga bị thu hẹp. Ngay hôm sau, tên lửa Nga phá hủy một phần nhà máy Vizar ở ngoại ô Kiev, nơi sản xuất …hỏa tiễn Neptune. Khó thể nói đây là sự t́nh cờ.
iDNES: Quân đội quảng cáo của Nga - Thất bại của những dự án từng khiến phương Tây kinh ngạc
Tác giả: Jiří Vojácek/ Đỗ Ngọc, biên dịch
Cuộc xâm lược của Nga ở Ukraina trong những tuần qua, khiến thế giới bất ngờ. Sau vài tuần giao tranh, thế giới càng bất ngờ hơn bởi khả năng tác chiến kém cỏi, khí tài hỏng hóc, lạc hậu của quân Nga, hầu như không đạt được mục tiêu nào như dự kiến.
Mặc dù nhiều năm trước đây các nhà chuyên môn đă đánh giá là Nga xây dựng quân đội của ḿnh không lành mạnh, nhưng đối với Kremlin th́ nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu vũ khí quan trọng hơn nhiều so với sức mạnh chiến đấu của quân đội ḿnh. Ngược lại bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Nga luôn phóng đại cho thế giới thấy, Nga có một đội quân hiện đại, tinh nhuệ ở tất cả các binh chủng.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga thừa kế ngành công nghiệp quốc pḥng đồ sộ. Chủ yếu vũ khí Nga sản xuất nhằm xuất khẩu. Một thời gian dài, hai khách hàng lớn của Nga là Trung Quốc và Ấn Độ.
Nhưng lợi nhuận xuất khẩu vũ khí to lớn và béo bở này phần lớn chảy vào túi các quan chức và tướng tá Nga khiến nền công nghiệp quốc pḥng Nga dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, khách hàng ngày càng đ̣i hỏi vũ khí hiện đại, đa dạng và chất lượng. Cho đến đầu thế kỷ 21, th́ đối với công nghiệp quốc pḥng Nga không những Trung Quốc, Ấn Độ mà c̣n nhiều nước khác được liệt vào loại khách hàng khó tính (ví dụ Việt Nam).
Để giữ chân khách hàng, Nga tung ra hàng loạt dự án đồ sộ. Những dự án được quảng bá ầm ĩ, tuyên truyền rầm rộ, khiến nhiều nước phương Tây choáng ngợp, đôi khi tỏ ư lo ngại. Sự thật có như vậy không. Hăy lướt qua những dự án quân sự được Nga quảng cáo ầm ĩ sau đây.
Dự án Armata
Đây là một dự án được Nga làm rùm beng cách đây gần chục năm. Từ bộ khung gầm sàn Armata, Nga tung ra hàng loạt siêu chiến xa: Tăng thế hệ mới, xe thiết giáp hạng nặng, chiến xa bộ binh tiêu chuẩn, pháo tự hành, xe bọc thép chuyển quân bánh lốp.
Trong năm loại chiến xa trên, nổi bật nhất là tăng T-14, thường được gọi nôm na là tăng Armata. Tăng T-14 được thiết kế từ những dự án hồi thập niên 1980 của Liên Xô cũ (Objekt 195, Objekt 490, Objekt 477), chỉ có vài nét mới so với thế hệ tăng thời Liên Xô cũ. Hiện có 15 chiếc T-14 được sản xuất gần như thủ công tại nhà máy vũ khí của công ty Uralvagonzavod. Bảy năm qua, 15 chiếc tăng này đi hết lễ duyệt binh này đến lễ kỷ niệm khác. Gợi nên một sự thật buồn về khoảng cách giữa tham vọng và khả năng thực lực của công nghiệp quốc pḥng Nga.
Đă hai lần chính phủ Nga cấp tiền cho công ty Uralvagonzavod nhằm xây dựng dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cả hai lần, tiền đều tiêu tán vào những món nợ trước, hoặc bị biển thủ.
Thiết giáp hạng nặng BVP T-15 trông hoành tráng đấy, nhưng hiện tại quân đội Nga chưa cần đến, v́ trong kho c̣n hàng ngàn xe kiểu cũ c̣n chưa dùng hết.
Số phận xe chuyển quân bánh xích Kurganec-25 cũng mờ mịt. Chẳng ai hiểu tại sao Nga phải sản xuất xe mới trong khi xe cũ được nâng cấp có thể c̣n dùng hàng chục năm.
Xe bọc thép bánh lốp Bumerang cũng có số lận đận. Xe này được thiết kế với sự hợp tác của vài đối tác phương Tây trước sự kiện Crimea. Sau khi chiếm Crimea, Nga tách ra khỏi đối tác, làm riêng, sau khi đă biết được cách làm. Cũng như Kurganec-25, tương lai của Bumerang cũng không rơ ràng v́ trong biên chế quân Nga c̣n có hàng ngàn xe BTR đủ dùng hàng chục năm.
Duy nhất có thể được sản xuất hàng loạt là pháo tự hành Koajicjia. Nhưng nó không được làm trên bộ khung gầm bánh xích đa năng Armata như hứa hẹn, mà chỉ được dựng trên bộ khung bánh xích của T-72, tham vọng khi thiết kế hai ṇng cũng bị rút xuống c̣n một ṇng.
Tóm lại dự án Armata được quảng bá ầm ĩ, ḥng lôi kéo khách hàng nước ngoài bỏ tiền đầu tư, nhưng cho tới nay chưa có khách hàng nào quan tâm một cách nghiêm túc. Dự án Armata được thổi phồng ồn ào giờ thành quả bóng xịt.
Dự án tàu sân bay
Đề tài tàu sân bay Nga không mới, nó nổi nên từ sau thế chiến thứ 2. Đô đốc [Sergey] Gorskov nắm hải quân Xô-viết từ thập niên 1950 đến 1980, đă xây dựng hải quân Nga dưới thời của hai bộ trưởng quốc pḥng Grecek và Ustinov thành một lực lượng hùng hậu thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.
Một lực lượng tàu chiến đông đảo, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm đa dạng, khiến phương Tây luôn lo ngại. Nhưng có một điều đô đốc Gorskov không làm được, là xây dựng lực lượng tàu sân bay đối trọng với lực lượng tàu sân bay Mỹ.
Nga chưa bao giờ đóng được tàu sân bay nào lớn hơn loại “Tuần dương hạm trực thăng”. Đây là loại tàu sân bay nhỏ, lai với tàu chở trực thăng.
Kỹ nghệ tàu sân bay đặc biệt phức tạp và rất tốn kém. Thập niên 1960-1970 Nga – Xô thử thiết kế tàu sân bay tương đương lớp “Kitty Hawk” của Mỹ. Nhưng những dự án 1160, 1153 Orel chỉ dừng lại trên bản thiết kế. Gần với hiện thực nhất là dự án Uljanovsk. Lớp tàu sân bay này nằm giữa lớp tàu Forrestal và Nimitz của Mỹ. Nhưng tàu sân bay Uljanovsk mới làm được 40% th́ Liên Xô sụp. V́ những khó khăn kinh tế, cuối cùng tàu sân bay tham vọng của Liên Xô cũng bán sắt vụn.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, khả năng hoạt động toàn cầu của hải quân Nga coi như bằng không. V́ vậy thỉnh thoảng lại có vài dự án ḥng vực dậy tham vọng tàu sân bay. Năm 2015, Nga giới thiệu dự án 23000E. Nhiều quan chức Nga khẳng định là dự án chuẩn bị đưa vào sản xuất. Sau nhiều lần thay đi đổi lại, dự án 23000E được thay bằng dự án 11430 Lamantin khiêm tốn hơn nhiều. Cả hai dự án này đều dựa trên lớp tàu Uljanovsk đă hóa sắt vụn, cả hai mới chỉ trên mô h́nh và được quảng cáo inh ỏi ở các hội chợ vũ khí. Cuối cùng th́ cả hai dự án trên cũng kết thúc với hai mô h́nh cùng với chiến dịch PR ầm ĩ.
Có lẽ, để thay thế tuần dương già cỗi Admiral Kuznecov, Nga phải đặt mua tàu sân bay của Trung Quốc, nước đă vượt Nga trong lĩnh vực này từ chính những dự án cũ của Liên Xô.
Một dự án tàu phóng lôi rất hứa hẹn “23560 Lider” cuối cùng kết thúc bằng những quảng cáo om ṣm, và một mô h́nh trong văn pḥng của giám đốc công ty United Shipbuilding Corportion, sau khi xác định không có kinh phí, cũng như cầu tàu không đủ lớn để sản xuất loại tàu này.
Vũ khí siêu thanh
Trong tất cả các lĩnh vực quốc pḥng, vũ khí siêu thanh thường bị ngộ nhận nhiều nhất.
Tên lửa siêu thanh là tên lửa khi bay phải đạt tốc độ gấp năm lần tốc độ âm thanh. Với lợi thế tốc độ này của tên lửa, đối phương có rất ít thời gian xác định mục tiêu để đánh chặn. Ngay cả những tổ hợp tên lửa pḥng thủ tập trung cũng không đủ thời gian xác định mục tiêu để hóa giải, tương tự như vậy đối với hệ thống pháo bảo vệ chiến hạm lớp CIWS.
Nga thường lợi dụng những sự không rơ ràng, mập mờ về khái niệm “siêu thanh” để quảng bá cho những dự án vũ khí siêu thanh của ḿnh, ḥng hù dọa phương Tây.
Từ thời Xô viết cho tới Nga bây giờ, họ rất quan tâm và đổ rất nhiều tiền vào lĩnh vực này. Tuy vậy Nga không bao giờ và cũng không thể chi nhiều vào lĩnh vực này bằng phương Tây.
Để so sánh, Mỹ đă thành công dự án tên lửa siêu thanh X-51 Waverider vào tháng 5 năm 2013, sau khi tên lửa này đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về tốc độ, sức bền. Từ thời điểm đó Mỹ phát triển chương tŕnh của ḿnh bằng những chương tŕnh nhỏ hơn, phối hợp rất nhiều công ty của NASA và quân đội Mỹ, cùng một số công ty sản xuất vũ khí.
Ngược lại, Nga phát triển từ dự án tên lửa X-51 sau đó gọi là 3M22 Zirkon. Năm 2020, quan chức Nga hân hoan tuyên bố đă thành công, sau nhiều lần thử nghiệm, nhưng cho tới nay vẫn chưa trang bị cho quân đội. Chẳng biết thành công đến đâu, nhưng dựa hơi vụ này, Nga thổi phồng khả năng vũ khí siêu thanh của ḿnh, ví dụ như trường hợp tên lửa Ch-47M2 Krizal. Tên lửa này vừa được sử dụng ở Ukraina và được loa lên là “bước ngoặt của cuộc chiến”.
Cái gọi là “tên lửa siêu thanh Krizal” thực tế là tên lửa đạn đạo Iskander đă được cải tiến chút ít. Loại này không phóng từ mặt đất mà lắp vào chiến đấu cơ MIG-31 và phóng từ trên cao. Khi phóng đi th́ nó hoạt động như một tên lửa đạn đạo b́nh thường, khi hết nhiên liệu và đạt được độ cao th́ nó lao xuống mục tiêu, khi đó nó đạt được tốc độ siêu thanh như 99% những loại tên lửa được dùng trong Thế chiến Thứ hai.
Đúng vậy, ngay cả bom bay V-2 của phát xít Đức lao xuống mục tiêu ở Luân đôn cũng đạt tốc độ này. Gọi Ch-47M2 Krizal là tên lửa siêu thanh là lừa đảo. Tên lửa siêu thanh là phải đạt tốc độ siêu thanh trên đường từ lúc xuất phát cho tới mục tiêu, điều này Krizal không làm được. “Siêu thanh” kiểu Krizal th́ cũng như đem chiếc dương cầm nhà bạn lên độ cao cần thiết thả xuống nó cũng siêu thanh như Krizal.
Máy bay tàng h́nh SU-57
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga tiếp nhận rất nhiều dự án phát triển máy bay khu trục từ thập niên 1980. Nhưng cuối cùng chỉ giữa lại dự án PAK FA, dự án máy bay tàng h́nh thế hệ thứ 5. Dự án này được giao cho công ty Suchoj, công ty sản xuất máy bay khu trục chủ lực của Nga. Tháng 8 năm 2011 Suchoj ra mắt hai mẫu máy bay tàng h́nh, nhưng khi hạ cánh cả hai đều bị hư hại, khiến cả dự án phải làm lại.
Ngày 10 tháng 6 năm 2014 chiếc máy bay mẫu thứ năm bay thử, thậm chí bốc cháy trước mắt phái đoàn quân sự Ấn Độ. Vào tháng 2 năm 2018 hai chiếc máy bay tàng h́nh thế hệ thứ năm Su-57 được điều sang Syrie nhằm để quảng cáo và cũng chỉ trụ lại ở đó hai ngày.
Năm 2018, một đ̣n giáng mạnh vào dự án FGFA, dự án máy bay tàng h́nh thế hệ thứ 5 của Nga, bởi Ấn Độ và Nga chung một chương tŕnh phát triển S-57, từ đó cung cấp máy bay tàng h́nh thế hệ 5 cho Ấn Độ. Nói ngắn gọn là Ấn Độ chi tiền cho Nga làm loại này. Sau nhiều lần trục trặc, Ấn Độ rút lui khỏi dự án này.
Tháng 2 năm 2018, Putin tuyên bố sau ba năm sẽ cung cấp chiếc máy bay đầu tiên, sau năm năm sẽ sản xuất hàng loạt, nhưng cho đến nay cũng chưa thấy động đậy ǵ.
Tháng 3 năm 2015, thứ trưởng quốc pḥng Nga, Jurji Brisov cho biết, quân Nga sẽ mua ít máy bay thế hệ 5 để dành tiền mua loại rẻ tiền hơn là Su-30SM hay Su-35S. Lệnh trực tiếp từ Putin, Bộ Quốc pḥng Nga cuối cùng cũng đặt hàng vài chục chiếc Su-57. Nhưng vấn đề là lấy đâu ra tiền, nhất là thiệt hại trong cuộc chiến với Ukraina hiện giờ vô cùng khủng khiếp.
Vấn đề bây giờ là Ấn Độ không hợp tác (không chi tiền), Trung Quốc đă có máy bay thế hệ thứ 5 của ḿnh, dạng khách hàng như Iran, Venezuela... th́ không đủ uy tín tài chính để duy tŕ dự án.
Máy bay không người lái Ochotnik
Việc Mỹ sử dụng ồ ạt máy bay không người lái trong cuộc chiến ở Afganistan khiến Nga giật ḿnh, thấy ḿnh tụt hậu. Trong trang bị của quân đội Nga cũng có máy bay không người lái, nhưng hạng mục này từ lâu đă bị bỏ quên, do cách nh́n nhận chiến lược bảo thủ của tướng lĩnh Nga.
Cũng như bao nhiêu lần trước đây, phiên bản cũ kỹ được hứa hẹn thay thế bằng một dự án hoành tráng được quảng cáo tốn rất nhiều giấy mực.
Tổ hợp công nghiệp vũ khí MIG giới thiệu mẫu MIG-Skat. Nga, ngoài vài loại máy bay không người lái do thám nhỏ hoặc drone, th́ mẫu không người lái cỡ lớn như Ochotnik mới chỉ có trên mô h́nh, mặc dù loại cỡ lớn như vậy đă có trong biên chế quân đội Mỹ 20 năm qua.
Mặc dù vậy, bộ máy tuyên truyền Nga mở hết cỡ khi giới thiệu dự án Ochotnik của MIG, phối hợp dự án Su-57 của Suchoj. Một dự án đầy tham vọng khi phối hợp tác chiến giữa máy bay tàng h́nh thế hệ 5Su-57 với dàn Ochotnik, kết hợp thăm ḍ, bảo vệ lẫn nhau, với Su-57 có người lái là trung tâm. Máy bay không người lái sẽ bảo vệ máy bay có người lái.
Cuối năm ngoái, thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Nga Krivorucko nói về chiếc máy bay Ochotnik này như sau: “Đây là chiếc drone có hệ thống hoạt động độc lập rất cao. Có thể tự ḿnh giải quyết một loạt những nhiệm vụ phức tạp, phối hợp nhuần nhuyễn với các drone khác, và với máy bay có người lái. Chiếc drone này tổng hợp ưu việt của ngành công nghiệp quốc pḥng Nga, nó không hề kém bất cứ loại drone tương tự nào của phương Tây, và có nhiều mặt c̣n vượt trội“.
Sự thật th́ khác hẳn, chiếc Ochotnit mẫu cất cánh và hạ cánh rất chệch choạng. Nó bay một quăng đường đă được lập tŕnh trước... và chấm hết. Những máy bay không người lái của Liên Xô cách đây 50 năm cũng làm được y như vậy.
Su-75 “Checkmate”
Gần đây một số công ty vũ khí Nga quảng bá một sản phẩm khiến nhiều người cho rằng có thể trở thành hiện thực. Đó là máy bay chiến đấu một động cơ thế hệ thứ 5, dự án “Checkmate” – Suchoj Su-75.
Năm 2021 tại hội chợ MAKS-2021 giới thiệu mô h́nh chiếc máy bay này (chính thức gọi là “nguyên mẫu không bay”). Công nghiệp hàng không cùn ṃn của Nga cố gắng trưng ra trước mắt các nhà báo một mẫu vật đẹp mắt, với rất nhiều hiệu ứng, mục đích duy nhất là để lôi kéo đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó Mỹ đă đưa vào hai loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, loại nhẹ F-35, và loại nặng hơn, đắt tiền hơn là F-22. Nga theo h́nh mẫu này cũng muốn để tổ hợp MIG làm loại thế hệ 5 hạng nhẹ, (MIG đă đem trưng bày mấy mẫu ở vài hội chợ vũ khí), Suchoj làm loại hạng nặng.
Nhưng v́ không đủ kinh phí, Nga rút hai dự án này lại, thay v́ làm hai, bây giờ chỉ làm một. Dự án Su-75 “Checkmate” máy bay thế hệ 5 hạng nhẹ được trao cho Suchoj. Su-75 có tốc độ Mach 2, tàng h́nh, giá thành chỉ dưới 30 triệu đô, chỉ bằng 1/5 giá thành của F-35 Mỹ. Quảng bá lôi kéo khách hàng lần này là hệ thống “kiến trúc mở” Matrjoska.
Đây là hệ thống chẩn đoán điện tử, cho phép máy bay lập tŕnh lại từ xa trên không, có khả năng rất nhanh, thay đổi mục tiêu tác chiến. Các nhà chuyên môn th́ cho rằng, đây lại chiêu tṛ quảng cáo ngoài khả năng, v́ họ biết công nghiệp hàng không Nga từ lâu không quan tâm tới những hệ thống tương tự này. Những hệ thống này cần nhiều năm kinh nghiệm với sự phát triển của nó.
Không biết Su-75 có bán được cho các nước như Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập, hay các nước như Uganda, Ai Cập trả tiền cho dự án này hay không, c̣n phải chờ kết quả cuộc chiến với Ukraina ngă ngũ. Hay đây chỉ là ảo tưởng hào nhoáng của các tướng lĩnh Nga, những người không chịu chấp nhận một thực tế là công nghệ quốc pḥng của Nga ngày một tụt hậu.
Máy bay vận tải chiến lược. Máy bay ném bom. Máy bay khu trục.
Máy bay ném bom chiến lược Nga hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào lớp Tupolev Tu-95 thiết kế từ thập niên 1950, loạt này được bổ sung thêm một số máy bay chiến thuật loại nhỏ Tu-22M4, thiết kế từ thập niên 1960-1970. Chiếc máy bay lớn nhất hiện vận hành bây giờ là Tu-160, c̣n gọi là “Thiên nga trắng”. Năm 2008, Nga triển khai dự án PAK DA phát triển máy bay ném bom thế hệ mới, nhằm thay thế loại cũ. Văn pḥng thiết kế công ty Tupolev được giao nhiệm vụ này.
Phó thủ tướng Nga Rogozin được giao theo dơi dự án này, năm 2012 cho biết, máy bay sẽ có tốc độ siêu thanh, dễ ràng vượt qua hệ thống pḥng không của Mỹ. Nghe đâu Nga cũng lôi kéo Trung Quốc vào dự án này nhưng không thành công.
Nhưng rồi dự án viể vông siêu thanh Tu cánh rời sập tiệm, Tupolev quay lại với giải pháp máy bay cánh liền, copy của B-2 Mỹ. Từ năm 2008, Nga chưa đưa ra một nguyên mẫu nào cho kế hoạch hiện thực vào năm 2024-2025, trong thời gian đó, Mỹ đă thiết kế và sản xuất máy bay ném bom hoàn toàn mới B-21 Raider.
Từ lâu Ukrana là nhà cung cấp máy bay vận tải hạng lớn Antonov cho Nga, khi quan hệ rạn nứt, Nga phải t́m giải pháp thay thế. Lúc đầu rộ lên tin là Nga sẽ tự sản xuất AtonovAn-124, sau đó phát hiện rằng, không có những công ty Ukraina tham gia th́ không làm được.
Vậy là một dự án máy bay vận tải cỡ lớn PAK VTA được h́nh thành, thay thế cho An-124 đang cạn dần phụ tùng thay thế.
Trước khi các nhà thiết kế ngồi vào bàn thiết kế, báo chí Nga đă rùm beng lên tiếng là chiếc máy bay mới, có tốc độ vượt âm thanh như Concord ngày nào, bề mặt của máy bay có khả năng tích hợp năng lượng phục vụ cho động cơ, máy bay có tải trọng 200 tấn xuyên lục v.v... Sự thật th́ như thế nào, năm 2016, Nga moi lại thiết kế Iljusin II-106 từ thời Liên Xô cũ để dựa vào đó làm máy bay vận tải mới, nếu năm 2030 mà cất cánh được th́ sẽ là điều thần kỳ.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đă điện đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào hôm 14/4.
Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Ông Vương Nghị cho biết, vấn đề Ukraine đă một lần nữa khiến các nước châu Á nhận ra rằng duy tŕ ḥa b́nh và ổn định là điều quư giá và việc đối đầu giữa các khối sẽ dẫn đến vô vàn rủi ro."
"Hoa Kỳ cố gắng tạo ra căng thẳng trong khu vực và kích động đối kháng và đối đầu bằng cách thúc đẩy "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương". Những động thái như vậy sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến ḥa b́nh và sự phát triển quư giá trong khu vực và làm xói ṃn nghiêm trọng cấu trúc hợp tác khu vực lấy ASEAN làm trung tâm."
"Chúng ta không thể để tâm lư Chiến tranh Lạnh trỗi dậy trong khu vực và thảm kịch Ukraine lặp lại xung quanh chúng ta. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều là các nước xă hội chủ nghĩa. Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đoàn kết và hợp tác với Việt Nam, chống lại các nguy cơ từ bên ngoài, ứng phó với tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng Ukraine trong khu vực, đóng vai tṛ tích cực trong việc duy tŕ ḥa b́nh và ổn định chung ở khu vực."
‘Nhân dân tệ dầu mỏ’ không đủ tầm để thay thế ‘đô-la dầu mỏ
Bắc Kinh đang ráo riết đàm phán với Ảrập Xêút để thúc đẩy thay thế đồng đô-la dầu mỏ bằng đồng tiền nhân dân tệ dầu mỏ trong giao dịch mua dầu, nhưng điều này khó có thể xảy ra. Nhân dân tệ dầu mỏ là đồng tiền yếu và luôn bị kiểm soát gắt gao bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ảrập Xêút xuất khẩu lượng dầu trị giá 145 tỷ USD mỗi năm, là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Trung Quốc mua 204 tỷ USD dầu mỗi năm, là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới; trong đó khoảng 45,8 tỷ USD dầu đến từ Ảrập Xêút.
Đô-la dầu mỏ và quyền lực của đồng USD
Dầu được định giá và giao dịch bằng USD, nên đồng USD c̣n được gọi là đô-la dầu mỏ (petrodollar). Bắc Kinh luôn tham vọng sẽ thay thế đồng đô-la dầu mỏ bằng đồng nhân dân tệ dầu mỏ (petroyuan).
Khái niệm đô-la dầu mỏ mới chỉ tồn tại trong vài thập kỷ trở lại đây. Vào những năm 1970, khi Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu, chính phủ nước này đă in tiền để mua dầu. Các nước khác dự trữ USD để giữ tỷ giá hối đoái ổn định, giảm tác động đến từ lạm phát ở Mỹ.
Sự thống trị của đồng USD đă cho phép nước Mỹ chi tiêu công ở mức độ cực lớn, chẳng hạn như tài trợ cho các phát minh công nghệ và quân sự, đồng thời tránh tác động tiêu cực của việc phá giá tiền tệ.
Ngày nay, các nhà xuất khẩu dầu mỏ yêu cầu được thanh toán bằng đồng USD v́ họ thích giữ USD như đồng tiền dự trữ. Nhiều nước trong số đó sử dụng đồng USD để neo hoặc ổn định đồng tiền nội địa.
Các thành viên OPEC là Ảrập Xêút, Iraq và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) cố định đồng tiền của họ với đồng USD. Algeria và Iran sử dụng USD để neo tỷ giá hối đoái. Venezuela sử dụng đồng USD để quy định lạm phát mục tiêu. Nigeria dùng đồng USD làm mục tiêu tổng lượng tiền lưu thông. Kuwait gắn đồng dinar vào một rổ tiền tệ - trong đó USD là đồng tiền chính. Qatar và Oman - một nhà sản xuất dầu không thuộc OPEC - neo đồng tiền của họ vào đồng USD.
Chấp nhận thanh toán bằng bất kỳ loại tiền tệ nào khác ngoài đồng USD, kể cả đồng nhân dân tệ, sẽ làm tăng rủi ro hối đoái ngoại tệ cho những quốc gia này.
Không một quốc gia sản xuất dầu nào gắn đồng tiền của họ với đồng nhân dân tệ. Họ thích được thanh toán bằng USD v́ đồng tiền của nước Mỹ có thể dễ dàng trao đổi, được bảo đảm bởi những người đóng thuế Mỹ và nằm dưới sự quản lư chính sách kinh tế vĩ mô nhất quán trong hơn một thế kỷ qua.
Nhân dân tệ dầu mỏ không đủ sức trở thành đồng tiền thanh toán dầu quốc tế
Trung Quốc đă giới thiệu đồng nhân dân tệ dầu mỏ vào năm 2018, tung ra hợp đồng dầu tương lai bằng đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ dầu mỏ đă không thể trở nên phổ biến, ngay cả trong các công ty hóa dầu của Trung Quốc, v́ nó có khả năng chuyển đổi hạn chế và về cơ bản bị kiểm soát bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ của Bắc Kinh khiến đồng nhân dân tệ trở thành một loại tiền tệ không tiện dụng cho việc thanh toán dầu quốc tế.
Trung Quốc mua 1/4 lượng dầu xuất khẩu của Ảrập Xêút. Kể từ năm 2016, Bắc Kinh đă cố gắng thuyết phục Riyadh (thủ đô của Ảrập Xêút) chấp nhận một phần thanh toán dầu bằng đồng nhân dân tệ. Hai nước cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào. Đồng riyal của Ảrập Xêút được cố định với đồng USD; có nghĩa là bất kỳ tác động tiêu cực nào mà hoạt động giao dịch bằng đồng nhân dân tệ gây ra với đồng USD sẽ gây thiệt hại cho đồng riyal.
Năm 1974 - ba năm sau khi Tổng thống khi đó là ông Richard Nixon đưa Mỹ ra khỏi chế độ bản vị vàng, Washington đă thỏa thuận với Ảrập Xêút rằng nếu Riyadh định giá dầu bằng USD, Ảrập Xêút có thể mua trái phiếu Kho bạc Mỹ trước khi chúng được bán đấu giá. Đổi lại, Ảrập Xêút thuyết phục các quốc gia sản xuất dầu khác định giá dầu bằng đồng USD thay v́ bằng một rổ tiền tệ quốc tế. Kết quả là, Ảrập Xêút nắm giữ một phần lớn trong số 429,7 tỷ USD dự trữ ngoại tệ bằng USD và chứng khoán của chính phủ Mỹ.
Nếu Ảrập Xêút bực bội trước sự kiểm soát của Mỹ đối với nền kinh tế của họ, hoặc nếu Vương quốc này cố gắng đạt được quyền tự chủ lớn hơn bằng cách đa dạng hóa tiền tệ mà họ giao dịch, th́ đây là một sai lầm, v́ đồng nhân dân tệ là một phần của hệ thống tài chính khép kín do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát. Ảrập Xêút sẽ phải nhượng bộ, thay v́ giành được độc lập tiền tệ.
Trong khi đó, Bắc Kinh và Riyadh vẫn buộc phải sử dụng đồng USD để thực hiện các giao dịch. Trung Quốc cho phép giao dịch hợp đồng dầu tương lai bằng đồng nhân dân tệ; nhưng các hợp đồng này chỉ đảm bảo rằng giao dịch cuối cùng là bằng đồng nhân dân tệ. Mỗi bước của quy tŕnh giao hàng đều có sự tham gia của các bên trung gian, hầu hết trong số họ muốn được thanh toán bằng đồng USD.
Khi Ảrập Xêút nhận về đồng USD từ việc bán dầu, cho dù từ Mỹ hay Trung Quốc, họ sẽ sử dụng chúng để mua trái phiếu bằng USD. Ảrập Xêút không dự trữ một lượng lớn nhân dân tệ; do đó, việc chấp nhận đồng nhân dân tệ trong giao dịch dầu mỏ sẽ bao gồm việc chuyển đổi đồng nhân dân tệ sang đồng USD để mua trái phiếu bằng USD. Điều này tạo ra thêm nhiều thủ tục và chi phí không cần thiết cho Ảrập Xêút.
Một lư do khác giải thích tại sao Ảrập Xêút không thể định giá dầu bằng đồng nhân dân tệ là nước này thực hiện các hoạt động kế toán bằng đồng USD.
Điều tốt nhất mà Bắc Kinh có thể hy vọng là Ảrập Xêút đồng ư chấp nhận đồng nhân dân tệ cho một phần thương mại dầu song phương, với dầu vẫn được định giá bằng USD.
Ngay cả khi Ảrập Xêút đồng ư tiến hành tất cả giao dịch bằng đồng nhân dân tệ, ĐCSTQ vẫn không đạt được mục tiêu quốc tế hóa đồng nhân dân tệ hay đe dọa thay thế đồng USD. Ảrập Xêút và Trung Quốc sẽ giao dịch lượng dầu và nhân dân tệ trị giá khoảng 320 triệu USD mỗi ngày; trong khi 6,6 ngàn tỷ USD được giao dịch trên thị trường ngoại hối toàn cầu mỗi 24 giờ. Điều này có nghĩa là giao dịch hằng ngày giữa hai quốc gia chỉ chiếm một phần nhỏ của lượng USD trong thanh toán thương mại toàn cầu.
Bất chấp đại dịch và giá dầu sụt giảm trong 2 năm qua, dự trữ ngoại tệ của Ảrập Xêút - bao gồm cả vàng - vẫn ở mức 429,7 tỷ USD. Quốc gia này thâm hụt 4,8% vào năm 2021 nhưng dự kiến sẽ thặng dư vào năm 2022. Và tỷ lệ nợ công trên GDP của Ảrập Xêút ở vào một trong những mức thấp nhất trên thế giới - 30,8%.
Nói tóm lại, nền kinh tế Ảrập Xêút rất mạnh. Không giống như các quốc gia khác mà ĐCSTQ có thể lôi kéo, Riyadh không tuyệt vọng tới mức cần đến sự giúp đỡ của Bắc Kinh. Ngoài ra, Trung Quốc không thể đe dọa ngừng mua dầu nếu Ảrập Xêút từ chối giao dịch bằng đồng nhân dân tệ.
Ảrập Xêút không có lợi ǵ khi chuyển sang đồng nhân dân tệ. Trong khi đó, đồng bạc xanh giảm giá sẽ gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế nước này. Do vậy, mặc dù các cuộc đàm phán giữa Ảrập Xêút và Trung Quốc có thể tiếp tục diễn ra, nhưng không có khả năng Ảrập Xêút sẽ đồng ư sử dụng đồng nhân dân tệ với một tỷ lệ đáng kể trong giao dịch dầu với Trung Quốc.
Sự thống trị của Mỹ đối với hệ thống tài chính toàn cầu sẽ duy tŕ nguyên vẹn, và đồng nhân dân tệ khó có thể là đồng tiền toàn cầu.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả
Tác giả - Tiến sĩ Antonio Graceffo - đă có hơn 20 năm làm việc tại châu Á. Ông tốt nghiệp Đại học Thể thao Thượng Hải và có bằng MBA của Đại học Giao thông Thượng Hải; và hiện là Giáo sư và nhà phân tích kinh tế Trung Quốc. Ông viết bài cho nhiều phương tiện truyền thông quốc tế. Một số cuốn sách về Trung Quốc của ông gồm: Beyond the Belt and Road: China’s Global Economic Expansion (Đằng sau Vành đai và Con đường: Sự mở rộng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc); và A Short Course on the Chinese Economy (Khóa học ngắn hạn về kinh tế Trung Quốc).
Lê Minh
Từ nhiều ngày qua vùng Donbass đă trong tư thế sẵn sàng để đương đầu với quân đội Nga. Tuy nhiên ở hai bên bờ giới tuyến nơi phía Nga và Ukraina đang dàn binh bố trận, dân cư chia bị rẽ hơn bao giờ hết như là trường hợp tại làng Sviatohirsk. Dân chúng tại đây nói tiếng Nga và một phần lớn cương quyết không sơ tán.
Hồi tuần trước, thống đốc Abbott đă ra lệnh cho Bộ An toàn Công Cộng của tiểu bang nhằm “tăng cường kiểm tra” đối với các loại xe đi từ Mexico vào Texas, nhằm phát hiện hoạt động chở lậu người và buôn lậu hàng hóa.
Ông Abbott khẳng định các cuộc kiểm tra này là một phần trong nỗ lực ngăn chặn việc nhập cư bất hợp pháp, chứ không phải là hành động ghi điểm chính trị trong thời gian tái tranh cử nhiệm kỳ 2 của ông. Ông cũng đă kư thỏa thuận với ông Miguel Angel Riquelme Solis, Thống đốc Coahuila, vào hôm thứ Năm, 14 tháng 4, trong đó cả hai tiểu bang cam kết làm việc để hạn chế nạn di dân bất hợp pháp và bảo đảm các xe qua biên giới đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
Hoàng Mai
(VNTB) - Câu chuyện dừng hoặc hạn chế xe máy, có lẽ là hoàn toàn không xa lạ ǵ. Nhiều ư kiến trái chiều, trong đó có cả chuyên gia, cũng xoay quanh vấn đề này.
Có thể nói, xe gắn máy là phương tiện dễ dàng bắt gặp nhất ở Việt Nam. Chỉ cần bước chân ra khỏi cửa nhà, là thấy ngay.
Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, tính đến tháng 3-2020, thành phố đang quản lư 8,55 triệu phương tiện, trong đó có gần 838.400 ôtô và hơn 7,7 triệu xe máy. So với cùng kỳ năm trước, tổng số xe đang quản lư tăng 1,88% (ôtô tăng 5,28%, xe máy tăng 1,52%). Trong 3 tháng đầu năm nay, cứ mỗi ngày có khoảng 217 ôtô, 602 xe máy được đăng kư mới.
Cũng xin được nói thêm, đối với những xe mua mới hoàn toàn, về giá cả, tạm thời vẫn chưa thấy ḍng xe nào có giá dưới 10 triệu. Đối với ḍng Suzuki, rẻ nhất là Impulse 125 FI với giá cũng hơn 30 triệu. Ḍng Honda cũng tṛm trèm với giá hơn 18 triệu. Giá cả không thấp, thêm vào đó là chuyện dừng hoặc hạn chế xe máy là chuyện không mới, câu hỏi đặt ra, vậy sao người dân vẫn chấp nhận bỏ tiền ra mua xe máy? Không v́ nhu cầu th́ là v́ ǵ?
Không hữu dụng sao được khi xe gắn máy, đó không chỉ là một chiếc xe vô tri vô giác, mà đối với nhiều người, đó c̣n là phương tiện mưu sinh, là “cần câu cơm” nuôi sống cả gia đ́nh. Đó có thể là h́nh ảnh của một xe ôm ngồi ở góc ngă tư đường mời khách.
Đó có thể là h́nh ảnh của những anh nhân viên giao hàng (không chỉ shipper mà ngay cả nhân viên của Nhà nước như bưu điện cũng đi xe máy). Đó có thể là h́nh ảnh phóng viên chạy ngoài đường để săn phóng sự ảnh, săn nội dung. Đó cũng có thể là h́nh ảnh một chiếc xe máy, kéo theo đó là cả gia đ́nh, sáng đi lượm ve chai, chiều tối tấp tạm ở một cái bến nào đó, nghỉ ngơi qua đêm…
Có lẽ, nói không quá, xe gắn máy là phương tiện được đa số người dân Việt Nam lựa chọn khi đi học, đi làm. Bởi, với sự đa dạng về giá cả của xe máy, dù là người có tiền hay người nghèo, cũng có thể tiết kiệm một khoản để sắm cho ḿnh một cái “chân” đi lại, tiện lợi hơn.
“Đi đâu hay làm ǵ, cũng cần phải có phương tiện đi lại. Với tôi cũng như gia đ́nh tôi, xe máy là lựa chọn tối ưu nhất. Về tính tiện dụng th́ khỏi nói, khi có nhu cầu, xách xe lên, chạy là xong. Về tính linh hoạt, cứ thử nh́n mà xem, khi kẹt xe, xe nào có khả năng đi tốt nhất? Có bao giờ kẹt xe mà toàn xe máy không? Như chuyến đi mới vừa rồi từ miền tây về, ở đoạn cầu Cổ C̣, xe đứng quá trời, toàn là xe bốn bánh trở lên, lấn cả sang làn đường của xe máy. Các xe máy len lỏi trong làn xe nhỏ c̣n lại để chạy.
Thử hỏi, nếu ai cũng đi xe hơi hay xe buưt th́ bao giờ mới tới nhà? Nhất là đối với những trường hợp bất khả kháng nữa”.
Dân gian có câu: “Đồng tiền liền khúc ruột”. Cái khúc ruột đó dường chừng như được gắn chặt hơn đối với những người nghèo, mưu sinh kiếm ăn độ nhật, cân đo đong đếm kỹ từng đồng tiền để “tích cốc pḥng cơ”, th́ liệu chăng, có hay không bỏ một mớ tiền ra mua chiếc xe để rồi trưng bày, chỉ để cho phần trăm tiêu thụ xe tăng lên?
Nếu không v́ nhu cầu sinh hoạt, v́ tính tiện lợi, tính cơ động cũng như yếu tố thời gian, có lẽ, xe gắn máy cũng không được “chuộng” như thế.
Người dân không ngu bao giờ…
Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố tấn công các mục tiêu ở thủ đô Kiev để đáp trả các đợt đột kích do lực lượng Ukraine tiến hành trên lănh thổ Nga.
RiaNovosti hôm nay (15/4) dẫn lời Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Nga, xác nhận lực lượng Nga đă khai hỏa một tên lửa Kalibr vào nhà máy Zhulyansky Vizar ở ngoại ô thủ đô Ukraine, phá hủy khu vực sửa chữa các hệ thống tên lửa pḥng không của Kiev.
Ông Konashenkov tuyên bố Moscow sẽ đáp trả các vụ đột kích do Ukraine thực hiện trên lănh thổ Nga bằng các cuộc tấn công thẳng vào Kiev.
"Số lượng và quy mô các đợt tấn công tên lửa ở Kiev sẽ tăng lên để đáp trả việc Ukraine thực hiện bất cứ đợt tấn công có tính chất khủng bố hoặc phá hoại nào trên lănh thổ Nga", đại diện Bộ Quốc pḥng Nga khẳng định.
Phát ngôn của ông Konashenkov được đưa ra sau khi truyền thông ghi nhận một loạt vụ nổ lớn xảy ra ở Kiev rạng sáng nay và một phần thành phố mất điện. C̣i báo động không kích được cho là cũng đă vang lên ở nhiều thành phố trên khắp Ukraine.
Trước đó, ngày 13/4, quân đội Nga từng cảnh báo có thể tiến hành các đợt không kích nhắm thẳng vào "các trung tâm đầu năo ra quyết định, bao gồm cả ở Kiev" nếu Ukraine tiếp tục đột kích các mục tiêu trên lănh thổ Nga.
Sau khi rút lực lượng khỏi khu vực gần Kiev, Nga đang tái tập trung lực lượng ở phía Đông để trợ giúp lực lượng ly khai kiểm soát vùng Donbass, gồm hai tỉnh Lugansk và Donetsk.
Trong thông báo cùng ngày, ông Konashenkov xác nhận lực lượng Nga đă kiểm soát nhà máy luyện kim Ilyich, một trong những cứ điểm cuối cùng của Ukraine ở thành phố cảng Mariupol – đô thị lớn chiến lược thuộc tỉnh Donetsk.
Nga loại khỏi ṿng chiến đấu 30 nhân viên công ty quân sự tư nhân Ba Lan.
Theo tướng Konashenkov, được Interfax dẫn lời, quân đội Nga đă loại khỏi ṿng chiến đấu 30 nhân viên một công ty quân sự tư nhân của Ba Lan ở tỉnh Kharkov.
Ông Konashenkov cũng thông báo, 13 cơ sở quân sự Ukraine, gồm 2 kho vũ khí, 10 khu vực tập trung quân nhân và thiết bị quân sự, đă bị phá hủy trong các đợt tập kích vào đêm 14 rạng sáng 15/4.
Tencent cho biết sẽ đóng cửa một dịch vụ cho phép game thủ Trung Quốc truy cập các nền tảng ở nước ngoài để chơi các tṛ chơi nước ngoài không được phê duyệt. Đây là một dấu hiệu của việc thắt chặt tuân thủ khi các cơ quan quản lư Trung Quốc kiểm tra chặt chẽ hơn ngành công nghiệp này.
Tencent, cho biết, vào ngày 31/5, công ty này sẽ cập nhật các ứng dụng tăng tốc độ tṛ chơi trên thiết bị di động và máy tính bàn lên các phiên bản mới, trong đó chỉ hỗ trợ các tṛ chơi hoạt động ở Trung Quốc và không cho phép người dùng truy cập vào các tṛ chơi nước ngoài nữa.
Không giống như hầu hết các quốc gia khác, game thủ ở Trung Quốc chỉ được phép chơi các tựa game được Chính phủ nước này phê duyệt. Mặc dù các tṛ chơi nước ngoài như vậy không bị chặn bởi những lệnh hạn chế trực tuyến, nhưng tốc độ Internet tại Trung Quốc nh́n chung là quá chậm để người chơi có thể truy cập chúng. Do đó, nhiều game thủ ở Trung Quốc đă sử dụng các ứng dụng này trên thực tế để truy cập vào những tṛ chơi nước ngoài không được phê duyệt như Grand Theft Auto hoặc Animal Crossing của Nintendo.
Lệnh cấm trên diễn ra vài ngày sau khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh đóng băng 9 tháng đối với việc cấp giấy phép chơi game.
Hai viên chức nói với CBS News rằng Nga đă gửi một công hàm chính thức tới chính quyền Biden cảnh cáo Mỹ không nên trang bị thêm vũ khí cho Ukraine. Công hàm được gửi tới Bộ Ngoại giao cho thấy Moscow không hài ḷng với quyết định của Tổng thống Biden trong việc tiếp tục phê duyệt chuyển giao vũ khí khi giao tranh chuyển sang miền đông Ukraine.
Công hàm sử dụng cùng một loại ngôn ngữ mà Nga đă sử dụng trong một thời gian để phản đối những nỗ lực của phương Tây nhằm hỗ trợ quân đội Ukraine chống lại các lực lượng Nga xâm lăng. Ngoại trưởng Antony Blinken trước đây đă mô tả chiến lược này là một phần trong kế hoạch gia tăng sức mạnh của Kyiv trên bàn đàm phán, nhằm nỗ lực t́m ra một kết thúc cho cuộc chiến trong lúc đàm phán.
Tờ Washington Post lần đầu tiên đưa tin về công hàm của Nga gởi cho Mỹ, và dẫn lời các viên chức Nga cho biết các chuyến hàng vũ khí có thể mang lại “hậu quả khó lường”. Công hàm được đưa ra khi Tổng thống Biden trong tuần này đă thông qua việc mở rộng gói viện trơ quân sự mà Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine, bao gồm cả vũ khí trị giá 800 triệu Mỹ Kim bao gồm cả pháo binh như pháo tầm trung có thể rất lợi trong giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến ở miền đông Ukraine.
Theo Ṭa Bạch Ốc, Hoa Kỳ đă cung cấp tổng cộng 2 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu rằng thế giới nên chuẩn bị cho khả năng Tổng thống Vladimir Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Ukraine.
Chiều (16/4), khi tàu bay A321/VN1234 đang chuẩn bị các điều kiện để cất cánh từ Phsu Quốc về Hà Nội, các nhân viên tại sân bay đă phát hiện có một đàn ong bám vào động cơ.
Chuyến bay đă phải hoăn hơn 1 tiếng đồng hồ để bộ phận kỹ thuật xua đuổi đàn ong. Chuyến bay sau đó cất cánh về Nội Bài vào lúc 18h20.
Theo các chuyên gia, đây là trường hợp hy hữu. Có khá nhiều chuyến bay đă phải chậm khởi hành nhiều giờ nếu phát hiện có chim trong động cơ. Thậm chí có chuyến bay đă phải dừng cả tiếng v́ phát hiện có rắn… trong khoang khách.
Chỉ c̣n 8 ngày nữa là đến ṿng hai bầu cử tổng thống Pháp, với hai ứng cử viên là tổng thống măn nhiệm Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen, đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc. Các tổ chức công đoàn kêu gọi biểu t́nh chống phe cực hữu ở nhiều nơi trong ngày 16/04/2022.
Theo nhà chức trách Pháp, khoảng 15.000 người sẽ xuống đường tham gia khoảng 30 cuộc biểu t́nh chống phe cực hữu trên toàn nước Pháp. Riêng ở Paris, theo thẩm định chiều này sẽ có khoảng 4.000 người tham gia cuộc tuần hành, được đánh giá là có nguy cơ cao về an ninh, do quy tụ rất nhiều thành phần, trong đó có những người Áo Vàng, cực tả và có thể có cả sự tham gia của giới sinh viên.
Hôm 15/04/2022, gần 500 nghệ sĩ và nhà văn Pháp đă kư chung một diễn đàn gởi đến báo chí, tuyên bố là họ sẽ bỏ phiếu “không một chút do dự” cho ứng cử viên Macron trong ṿng hai, lên án chương tŕnh tranh cử mang tính “bài ngoại” của ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen. Những nghệ sĩ và nhà văn này viết: “ Chúng ta không thể tưởng tượng được suy nghĩ của người dân Ukraina đang bị xâm lăng, bị oanh tạc và bị thảm sát, khi họ phát hiện là chúng ta đă bầu làm nguyên thủ quốc gia một kẻ đồng lơa với lănh đạo điện Kremlin”.
Khoảng 50 nhân vật tên tuổi trong giới thể thao Pháp hôm 12/04/2022 cũng đă kư chung một diễn đàn đăng trên nhật báo Le Parisien kêu gọi bầu cho ông Macron v́ không muốn có một nữ tổng thống cực hữu.
Trong khuôn khổ chương tŕnh vận động tranh cử cho ṿng hai ngày 24/04/2022, hôm nay, tổng thống Macron mở một cuộc mít tinh lớn tại Marseille, thành phố lớn thứ hai của Pháp, nhằm cố thuyết phục các cử tri đă bầu cho cánh tả dồn phiếu cho ông ở ṿng hai. Trong ṿng một ngày 10/04, đă có đến 31% cử tri ở Marseille bỏ phiếu cho ứng cử viên cực tả Jean-Luc Mélenchon.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2017, ông Macron đă giành được đến 66% số phiếu, bỏ xa đối thủ cực hữu Marine Le Pen. Nhưng trong cuộc đối đầu thứ hai giữa ông Macron và bà Le Pen năm nay, tỷ lệ phiếu được dự báo sẽ sát sao hơn nhiều, tuy rằng cho tới nay kết quả các cuộc thăm ḍ cho thấy là tổng thống măn nhiệm sẽ tái đắc cử với từ 53% đến 56% số phiếu.
Trong cuối tuần này, ông Macron và bà Le Pen cũng sẽ ráo riết chuẩn bị cho cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên ṿng hai vào thứ tư tuần tới, một cuộc hẹn mang tính biểu tượng cao trong lịch sử các cuộc bầu cử tổng thống Pháp kể từ năm 1974 và cũng đầy rủi ro đối với các ứng cử viên.
__________________
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
Jackhammer Nguyễn: Việt Nam sẽ đu dây kiểu ǵ tại thượng đỉnh Mỹ - ASEAN trong tháng 5 tới đây?
Ngày 16/4/2022, thư kư báo chí ṭa Bạch Ốc thông báo rằng tổng thống Mỹ Biden sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh với 10 vị lănh đạo các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vào hai ngày 12 và 13-5-2022.
Vậy là sự kiện quan trọng góp phần củng cố chiến lược châu Á – Thái B́nh Dương của Mỹ, cuối cùng được ấn định sau nhiều trục trặc (lần cuối được cho là sự phá bỉnh của Campuchia?!).
Đây là cơ hội thách thức chính sách đu dây của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó nổi bật nhất là Việt Nam, trước t́nh h́nh quốc tế biến chuyển mạnh mẽ sau cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, và thái độ công khai của Trung Quốc ủng hộ Nga, công khai phản bội lại những câu đầu môi chót lưỡi của họ về chủ quyền quốc gia, về không can thiệp… (Thật ra, mọi người cũng chẳng lạ ǵ với những lời lẽ đầu môi chót lưỡi của Bắc Kinh lâu nay).
Nếu chúng ta công nhận chính sách đu dây của các quốc gia nhỏ có phần nào hợp lư trong cuộc xung đột giữa các siêu cường, th́ cuộc chiến Ukraine làm lộ ra phần bên dưới tối tăm của sự lệ thuộc của Việt Nam vào nước Nga trong các lĩnh vực kinh tế và quốc pḥng. Nga là quốc gia cùng chia sẻ mô h́nh chính trị với Việt Nam và Trung Quốc. Sự lệ thuộc mạnh mẽ đến mức dẫn đến thái độ phi logic của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, chống lại đại đa số các thành viên của tổ chức Liên Hiệp quốc, để mà ủng hộ nước Nga nặc nô (pariah, từ được giới truyền thông và chính khách phương Tây sử dụng hiện nay). Những lá phiếu của Việt Nam đă phủ nhận cả những tuyên bố từ trước tới nay của họ về sự b́nh đẳng giữa các quốc gia, về việc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác…
Trong một bài viết ngay sau lá phiếu thứ ba của Việt Nam chống lại việc trục xuất nặc nô Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, tôi có nhận xét rằng, không khéo th́ Hà Nội “già néo đứt dây” trong quan hệ với Mỹ. Khi nhận xét như vậy, tôi nói về những tính toán chiến thuật của Việt Nam, dựa trên giả định rằng Mỹ đang rất cần Việt Nam trong ván cờ toàn cầu của họ trong việc kiềm chế Bắc Kinh.
Cùng nhận xét đó với tôi, tác giả Trần Đông A đi xa hơn, cho rằng cái rủi ro già néo đứt dây đó nằm trong cả chiến lược lâu dài lẫn tầm nh́n tương lai cho dân tộc Việt Nam. Tác giả phân tích những vấn đề về nhân quyền và chế độ chính trị dựa trên luật pháp, dựa trên quyền bầu cử tự do của dân chúng… tất cả đều thiếu ở Việt Nam, mà những vấn đề đó lại được đưa ra trong báo cáo nhân quyền thường niên của Mỹ, đưa ra ngay sau việc bỏ phiếu gạt bỏ Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc.
Theo một phân tích mới đây của giáo sư chính trị Andrew J. Nathan, thuộc đại học Columbia, Hoa Kỳ, trên tờ báo rất có uy tín là Foreign Policy, th́ ba điểm cốt yếu trong chính sách Mỹ chống Trung Quốc hiện nay là: Sự liên minh (với các quốc gia), tính sáng tạo (của xă hội Mỹ), và những giá trị dân chủ.
Tác giả cho rằng, mặc dù cùng một mục tiêu là kiềm chế, cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng chính phủ Trump trước đây đă không làm được ǵ tới nơi tới chốn v́ dựa trên tính cách con buôn đổi chác của ông Trump. Tính cách con buôn đổi chác này lại có vẻ hợp với thái độ đi dây ơng ẹo của Hà Nội từ trước tới nay: Lấy vị trí địa chiến lược đắc địa, án ngữ biển Đông ra mà làm vật đổi chác.
Nay t́nh h́nh đă thay đổi sâu sắc. Nước Mỹ quay lại ḍng chính của nó, Trung Quốc và nặc nô Nga làm cho các nền kinh tế phương Tây đoàn kết hơn lúc nào hết. Bắc Kinh đang đối diện với tương lai khó khăn đang chờ đón họ về kinh tế, không chỉ ở Mỹ mà cả sự nghi hoặc của châu Âu đối với họ. Bắc Kinh cũng cảm thấy vấn đề đe dọa Đài Loan trở nên khó khan hơn, trong khi sự sáng tạo của nền kinh tế vẫn c̣n xa tít tắp (làm sao có được sự sáng tạo dưới một chế độ toàn trị?) chưa nói đễn khả năng ảm đạm tái phát dịch Covid, v́ vaccine Hoa lục kém hiệu quả.
Có một may mắn cho Hà Nội là các nhà hoạch định chính sách đối ngoại chính yếu của Mỹ hiện nay ở Đông Á là hai ông Jake Sullivan và Kurt Campbell, đều là những người thông hiểu và ít nhiều có cảm t́nh với Việt Nam, họ có thể có kiên nhẫn, nhưng c̣n có những nhóm khác, trong hành pháp Mỹ hiện nay chủ trương cách tiếp cận mạnh mẽ hơn, có thể không kiên nhẫn.
Tuy nhiên, cũng như tôi, tác giả Trần Đông A cho rằng chưa tới mức Mỹ sẽ làm khó Việt Nam về thái độ thân Nga của Hà Nội, mà vẫn đang t́m cách chinh phục xă hội Việt Nam với các giá trị mềm “Made in USA”. Hơn nữa, thiết nghĩ Hà Nội vẫn chưa đủ quan trọng như Ấn Độ, để cho Washington thẳn thắn chỉ trích.
Nhưng cái ǵ cũng có giới hạn của nó, già néo đứt dây về chiến thuật ở tương lai gần, hay già néo đứt dây với chính dân tộc ḿnh, như tác giả Trần Đông A chỉ ra, đều dẫn đến kết quả không hay cho dân tộc.
Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính sẽ đến Washington vào ngày 12/5 này để … đu dây, nên quan tâm đến sự kiên nhẫn của người Mỹ.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.