Khi hết năm ngày nghỉ phép, Helen làm việc tại nhà dù đau họng, mệt mỏi, sốt và mất vị giác do dương tính với Covid-19.
Tại Singapore, những người có triệu chứng về bệnh đường hô hấp như sốt, ho, đau họng và chảy nước mũi sẽ được bác sĩ cấp chứng nhận y tế cho nghỉ 5 ngày. Trong năm ngày này, người dân không ra khỏi nhà và được nghỉ ngơi, để tránh lây nhiễm cho người khác.
Hết thời hạn này, Helen phải tiếp tục công việc. "Công ty không khuyến khích mọi người nghỉ ốm. Tôi thực sự không hài ḷng", nữ giám đốc điều hành một công ty logistics, nói.
Daniel, một giám đốc kinh doanh nhiễm Covid-19 những vẫn phải làm việc trong thời gian cách ly. Anh cho biết, một trong những điều sếp quan tâm nhất là có liên lạc được với anh trong thời gian này không. Không khỏe, anh cố cắt giảm khối lượng công việc để có chút thời gian nghỉ.
Ở Singapore hiện có 10.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày. Bộ Nhân lực nước này cảnh báo số nhân viên vắng mặt ở các doanh nghiệp sẽ c̣n tăng mạnh khi ngày càng nhiều người nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, làm việc tại nhà hai năm đă qua phổ biến ở quốc gia này, v́ vậy, nhiều người vẫn tiếp tục công việc, không được nghỉ ngơi.
Dữ liệu khảo sát 7.500 người lao động do Engagerocket, một công ty nhân sự, thực hiện năm 2021, cho thấy 68% người lao động không nghỉ phép trong 12 tháng qua, dù là phép năm, nghỉ ốm hay các h́nh thức nghỉ khác. Khoảng 59% người tiếp tục làm việc khi bị ốm mà không phản đối. Theo Engagerocket, điều này "trái ngược với những ǵ chúng ta nghĩ trong một đại dịch".
Ông Leong CheeTung, đồng sáng lập của EngageRocket, cho rằng sẽ có ít động lực để các nhân viên nghỉ ốm thời điểm này. "Khi ở nhà, họ không c̣n khả năng lây nhiễm cho đồng nghiệp. Người lao động cũng không muốn v́ ḿnh mà làm gián đoạn một dự án hoặc quy tŕnh làm việc nên cố tiếp tục, dù không khỏe", ông nói.
Tuy nhiên, ông Leong khuyến khích người lao động nghỉ ngơi. "Làm việc khi ốm gây tổn hại sức khỏe và tinh thần con người. Nhân viên có thể bị suy sụp tinh thần, phá hoại công ty hoặc trút sự thất vọng của ḿnh lên người khác". ông Leong nhận định.
Bà Antoinette Patterson, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Safe Space, một công ty khởi nghiệp về công nghệ sức khỏe tâm thần, cho biết, cần dựa trên quy định nghỉ phép và cả tâm lư của người lao động để quyết định họ có nên nghỉ ngơi hay không.
"Nhà tuyển dụng, các nhà quản lư nhân sự nên cởi mở và khuyến khích nhân viên nghỉ phép, khuyến khích họ tận dụng bất kỳ lợi ích nào mà họ có. Nếu nghỉ ngơi đầy đủ khi ốm, người lao động có thể làm việc hiệu quả hơn khi đi làm trở lại", bà nói.
Cả bà Patterson và ông Leong đều cho rằng kết nối và tin tưởng là điều quan trọng để người lao động thấy an toàn khi nói về việc họ có cần nghỉ ngơi hay không. Dù công ty có chính sách riêng, nhưng cần linh hoạt, tùy vào nhóm, từng đối tượng để đưa ra quyết định người lao động không khỏe tiếp tục làm việc hay nghỉ ngơi.