Xịt nano bạc, cạo gió bằng đồng bạc, xông hơi... là những cách mà nhiều F0 điều trị ở nhà tại Hà Nội đang chia sẻ nhau để nhanh... âm tính. Cách làm này có thực sự hiệu quả?
Trên các diễn đàn y khoa hiện nhiều người chia sẻ “bí kíp” cho F0 thực hiện như: xịt nano bạc, xông hơi bằng sả chanh, gừng tỏi, thậm chí cạo gió bằng đồng bạc để nhanh âm tính. Cách làm này có thực sự hiệu quả?
Là thành viên Nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ bệnh nhân mắc Covid-19 tại Hà Nội, BS. Lê Xuân Thắng, nguyên bác sĩ khoa nội tiêu hoá Bệnh viện Quân y 103 khẳng định xông sả chanh không diệt được virus.
Việc làm này chỉ ổn định triệu chứng chảy mũi hoặc triệu chứng khác theo tính chất của đông y. Trong khi t́nh trạng mất mùi mất vị do virus gây tổn thương các tế bào nên không thể hồi phục ngay và hồi phục bằng phương pháp xông hơi được.
Ảnh minh hoạ
Bổ sung thêm, BS. chuyên khoa cấp 1 Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt-Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga-Bộ Quốc pḥng cũng nhấn mạnh, người nhiễm Covid-19 khi sốt nếu được xông hơi hoặc đánh gió chỉ có tác dụng làm cho đỡ khó chịu chứ không diệt được virus, không thể làm cho virus hết hoặc suy yếu để nhanh âm tính.
“Ngay cả với các loại thuốc kháng virus hiện nay cũng không có tác dụng tiêu diệt virus mà chỉ ngăn chặn quá tŕnh nhân lên của virus hoặc làm thay đổi mă di truyền của virus khiến virus nhân lên bị thay đổi.
Rất nhiều người thích xông hơi. Nếu sốt th́ xông một chút có thể giúp đỡ mệt, chứ xông nhiều càng mệt. Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy xông hơi diệt được virus.
Việc đánh gió bằng đồng bạc cũng vậy, không thể giúp diệt được virus nên không có chuyện đánh gió giúp nhanh âm tính", BS. Hoàng nhấn mạnh.
Đồng t́nh với quan điểm này, BS chuyên khoa truyền nhiễm Trương Hữu Khanh, BV Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, việc mọi người mách nhau cách xịt nano bạc, cạo gió bằng đồng bạc, xông tỏi, gừng...để nhanh âm tính là không có cơ sở.
“Quan niệm này hoàn toàn không đúng, không có tác dụng như truyền miệng. V́ nó không có hiệu quả”, BS Khanh khẳng định.
Theo BS. Hoàng, hiện nay để tiêu diệt virus tại chỗ chỉ có thuốc sát trùng bề mặt là cồn hoặc betadine dùng súc họng, sát khuẩn chứ chưa có thuốc tiêu diệt virus.
C̣n thuốc kháng virus có tác dụng giúp ngăn không cho virus nhân lên trong cơ thể chứ cũng không diệt được virus. Dù nhiều tên gọi khác nhau nhưng chỉ có 2 loại thành phần là favipiravir và molnupiravir.
Thuốc kháng virus thường dùng trong ṿng 5-7 ngày sau khi có triệu chứng và cũng chỉ cần dùng trong 5-7 ngày. Những người tải lượng virus cao, có nguy cơ lây nhiễm cho người khác hoặc bản thân người đó nguy cơ cao (chưa tiêm vắc xin, hệ miễn dịch yếu...) th́ nên cân nhắc dùng sớm thuốc kháng virus.
Đối với những người dễ bội nhiễm vi khuẩn (bệnh nền, đề kháng kém, hay viêm đường hô hấp do vi khuẩn...) th́ phải chuẩn bị sẵn sàng kháng sinh để nếu cần th́ sử dụng ngay.
“Đặc biệt, F0 thường chuyển nặng trong khoảng ngày 7-10 sau khi xuất hiện triệu chứng. Thuốc kháng đông dùng để pḥng chống băo cytokin, có thể cân nhắc dùng sớm, dự pḥng ở những người có nguy cơ dễ tạo cục máu đông và không có chống chỉ định", BS Hoàng lưu ư.
Tuy vậy, BS. Hoàng lưu ư, việc sử dụng thuốc cần căn cứ vào t́nh trạng của từng bệnh nhân và liều dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ.
VietBF @ Sưu tầm