Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao, phần thịt này của con lợn rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe, thậm chí có thể dùng trị bệnh nếu biết sử dụng đúng cách.
Thịt lợn là món ăn quen thuộc với mọi gia đ́nh, có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Ngoài phần thịt, những bộ phận khác của con lợn như tim, gan, dạ dày... đều có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại những lợi ích nhất định đối với cơ thể.
Trong đó, dạ dày lợn là một phần như vậy. Người Trung Quốc xưa c̣n cho rằng "một dạ dày lợn bằng 10 vị thuốc", được sử dụng làm nhiều món ăn bài thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Theo sách y học Bản thảo cương mục, dạ dày lợn có tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường sinh lực, làm dịu thần kinh, bồi bổ dưỡng khí, thích hợp với người suy nhược, thể trạng yếu.
Một số lợi ích của dạ dày lợn mang lại cho sức khỏe
Cải thiện t́nh trạng thiếu máu
Cơ thể bị thiết sắt sẽ dẫn đến t́nh trạng không sản xuất đủ máu, dẫn đến thiếu máu. Trong khi đó, nội tạng lợn là bộ phận có chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biết là sắt.
Tùy theo thể trạng mà bổ sung một lượng dạ dày lợn phù hợp có thể giúp cải thiện t́nh trạng thiếu máu.
Tăng cường sinh lực
Dạ dày lợn là một lựa chọn tốt để tăng cường sinh lực, bổ sung dương khí cần thiết cho cơ thể. Nam giới có vấn đề liên quan có thể ăn một số món nấu từ dạ dày lợn để cải thiện.
Dưỡng khí và huyết
Nhiều phụ nữ bị lạnh chân tay vào mùa đông, đau nhức toàn thân, suy nhược do thiếu khí và huyết trong cơ thể. Ăn một chút dạ dày lợn có thể đạt hiệu quả dưỡng khí, bổ huyết, giảm cảm lạnh.
Tăng cường lá lách, nuôi dưỡng dạ dày
Dạ dày lợn là thực phẩm có tính ấm, tác dụng bồi bổ nhất định với lá lách, dạ dày. Ăn một lượng dạ dày lợn vừa phải có thể giảm đau bụng, đầy hơi, giảm khó chịu đường tiêu hóa.
Một số món ăn bổ dưỡng từ dạ dày lợn
- Dạ dày bát bảo: 1 cái dạ dày lợn, dùng nước ấm rửa sạch trong ngoài. Dùng dây buộc chặt một đầu. Trộn đều 100 gram hạt sen, 100 gram hạt khiếm thực, 150 gram hạt ư dĩ, 60 gram hạt hạnh nhân ngọt, 100 gram giấm ăn, 100 gram tôn nơn, 60 gram chân gị hun khói thái quân cờ, 250 gram gạo nếp. Nhồi các nguyên liệu này vào bên trong dạ dày lợn rồi buộc chặt đầu c̣n lại. Bỏ nguyên liệu vào nồi, thêm nước và hầm chín. Ăn cả nước và cái. Món ăn này có tác dụng bổ tỳ vị, trị mệt mỏi, ăn uống kém.
- Dạ dày hầm hạt sen: 1 cái dạ dày lợn cỡ vừa, rửa sạch trong ngoài; 500 gram hạt sen, bỏ tâm rồi ngâm mềm. Buộc một đầu dạ dày lợn rồi bỏ hạt sen vào bên trong. Buộc đầu c̣n lại của dạ dày lợn cho kín. Bỏ nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước và thêm 20ml rượu. Ninh nhừ. Khi chín th́ lấy dạ dày lợn ra thái miếng và ăn nóng. Có thể chấm nước mắm cho vừa miệng. Món ăn này tốt cho người sa dạ dày, sa tử cung.
3 nhóm người không nên ăn dạ dày lợn
Người cao huyết áp, có bệnh tim mạch
Dạ dày lợn nói riêng và nội tạng động vật nói chung đều có hàm lượng cholesterol cao, không thích hợp với những người bị bệnh huyết áp, tim mạch.
Bệnh nhân có mỡ máu cao
Những người có tiền sử mỡ máu cao cần hạn chế ăn dạ dày lợn và các loại nội tạng động vật khác v́ nó chứa nhiều cholesterol, lipid, có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người béo ph́
Người béo ph́ càng cần phải hạn chế ăn các loại phủ tạng tránh tăng thêm lượng mỡ nạp vào cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Dạ dày lợn tuy là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cần phải chú ư đến số lượng và cách tiêu thụ, tránh ăn quá nhiều, quá thường xuyên kẻo làm ảnh hưởng đến sức khỏe.