Việc giặt ruột chăn tưởng dễ, nhưng thực ra không đơn giản, đ̣i hỏi bạn phải tuân thủ các bước quy định.
Nếu sử dụng chăn có vỏ bọc, bạn không cần phải giặt ruột chăn liên tục. Hầu hết các chuyên gia sức khỏe khuyến khích việc sử dụng chăn có vỏ giúp ngăn cách ruột chăn với mồ hôi cơ thể, bụi bẩn... Mỗi tuần, bạn tháo vỏ chăn ra giặt và thay bằng chiếc vỏ sạch sẽ khác là đảm bảo giường luôn sạch. Các nhà sản xuất khuyến cáo, trong trường hợp này, chỉ cần giặt ruột chăn 2-3 năm một lần. Sau mỗi mùa lạnh, bạn chỉ cần mang ruột chăn ra phơi nắng.
Ảnh minh họa: Molly Maid.
Tuy nhiên, nếu sử dụng chăn không có vỏ hoặc bạn cần phải giặt ruột chăn (do đồ bẩn đổ vào chẳng hạn), có 5 bước bạn nên tuân thủ.
Đọc nhăn đính trên chăn
Bạn cần kiểm tra nhăn gắn trên ruột chăn để xem hướng dẫn của đơn vị sản xuất về cách giặt. Một số chất liệu không phù hợp để giặt máy và sẽ được ghi là "chỉ giặt khô". Trong trường hợp đó, bạn nên mang ra hàng giặt khô. Nếu nhăn cho phép giặt máy với cân nặng phù hợp cân nặng máy giặt nhà bạn tải được, bạn có thể giặt tại nhà.
Xử lư trước các vết ố trên ruột chăn
Sử dụng các dung dịch chuyên dụng hoặc bột baking soda và nước để làm sạch vết ố. Bạn cũng nên tranh thủ kiểm tra xem có chỗ nào trên thân chăn sút chỉ, hở đường may, pḥng trường hợp bông/lông vũ có thể bị rơi ra ngoài khi giặt máy.
Nếu bạn đang giặt chăn bông màu trắng, bạn có thể sử dụng chất tẩy trắng để làm mới màu chăn. Trộn thuốc tẩy với nước theo tỷ lệ thích hợp và để chăn ngâm trong dung dịch này trong năm phút, trước khi cho vào máy.
Kiểm tra sức tải của máy giặt
Nếu chăn của bạn quá lớn, trong khi tải trọng của máy giặt không đủ đáp ứng, việc giặt chăn sẽ không hiệu quả. Chiếc chăn được nhồi nhét trong lồng giặt sẽ không thể sạch, trong khi máy giặt có thể bị hỏng. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn mang ra hàng giặt là.
Cài đặt chương tŕnh giặt thích hợp
Bạn nên chọn chương tŕnh giặt nhẹ hoặc thêm một lần xả, nếu có thể. Tờ nhăn đính trên chăn bông thường chỉ định chế độ giặt phù hợp, v́ thế bạn nên tham khảo. Ngoài ra, bạn nên set nhiệt độ nước thích hợp, bởi nước quá nóng có thể làm ảnh hưởng tới màu sắc và chất liệu vải của lớp vỏ ruột chăn.
Làm khô chăn
Thay v́ phơi chăn khô tự nhiên, tốt nhất nên cho ruột chăn vào máy sấy. Mẹo nhỏ là bạn có thể cho một quả bóng tennis vào để giúp phân phối đều chiếc chăn trong lồng giặt, giúp chăn căng phồng và ngăn hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt chăn. Bạn nên làm khô ruột chăn ở nhiệt độ mà đơn vị sản xuất yêu cầu, có gắn trên nhăn sản phẩm.
Giữa chu kỳ sấy, bạn nên lấy chăn ra, giũ để dàn trải đều phần bông trong ruột, sau đó cho lại vào máy sấy và tiếp tục chu tŕnh. Điều này giúp cho chăn bông khô đều.
VietBF@sưu tập