Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia phát hiện ra 2 loại kim cương quư nhất thế giới. Thực ra chúng được h́nh thành từ xác những sinh vật sống. Trên hành tinh của chúng ta có 3 loại kim cương chính: Kim cương thạch quyển, kim cương đại dương và kim cương lục địa siêu sâu.
Hầu hết kim cương tự nhiên h́nh thành trong lớp phủ của Trái Đất ở độ sâu hàng trăm km, áp suất cực cao và nhiệt độ vượt quá 1.482 độ C. Những điều kiện này khiến các nguyên tử carbon bị đông lạnh, tạo thành kim cương.
Kim cương thạch quyển h́nh thành ở độ sâu khoảng 130 và 200 km, chiếm 99% tổng số kim cương khai thác và là loại phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy. Kim cương đại dương được t́m thấy trong đá đại dương. Trong khi kim cương lục địa siêu sâu h́nh thành ở độ sâu từ 300-1.000 km bên dưới lớp vỏ lục địa.
Theo nhà địa chất học Luc Doucet từ Đại học Curtin (Úc), tác giả nghiên cứu, kim cương đại dương và kim cương lục địa siêu sâu đều có thành phần carbon hữu cơ. Cụ thể phân tích mới dựa trên một đồng vị carbon đặc biệt được t́m thấy trong lơi kim cương là Delta13C. Lơi này chứng minh nguồn gốc hữu cơ của nó. Hay nói cách khác, những viên đá quư này là những ǵ c̣n sót lại của các sinh vật đă từng sống sâu trong Trái Đất.
Loại kim cương sâu này thường đến được bề mặt Trái Đất thông qua các vụ phun trào núi lửa. Một số chúng quay trở lại thạch quyển và trở thành lơi của một viên kim cương vô cơ lớn hơn, tức là một viên kim cương sâu được bọc bởi kim cương thạch quyển.
“Các vụ phun trào dữ dội đă mang những viên kim cương trở lại bề mặt Trái Đất để con người có cơ hội chiêm ngưỡng những loại đá quư bậc nhất”, nhà địa chất học Luc Doucet cho biết.
Phát hiện này đă làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về cách Trái Đất vận hành. Ở sâu trong ḷng Trái Đất rơ ràng tồn tại một hệ thống vi sinh vật đặc biệt và hành tinh của chúng ta đă biến xác của chúng thành những tạo vật đẹp đẽ nhất, quư giá nhất trong số các viên kim cương nhân loại say mê.
Những năm gần đây, một số viên kim cương sâu bị lỗi đă giúp các nhà khoa học giải mă nguồn gốc và sự h́nh thành của chúng, nhờ những tạp chất mà chúng vô t́nh để vướng trong cơ thể khi h́nh thành.