Tỏi là thảo dược được coi như rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số căn bệnh cần cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng tỏi bởi có thể gây ra những tác hại khó lường.
Người mắc bệnh tả: Với những người có sức khỏe bình thường thì việc ăn tỏi rất có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên, với những người đang trong thời gian mắc bệnh tả thì tỏi lại là loại thực phẩm nên tránh xa. Bởi lẽ, lượng allicin trong tỏi có thể làm tăng sự kích thích của thành ruột, từ đó gây ra tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề và khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra những biến chứng khó kiểm soát.
Phụ nữ cho con bú: Vì hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ, làm cho trẻ sơ sinh có thể bị đau bụng.
Bệnh nhân viêm gan: Với những bệnh nhân viêm gan, tỏi không có tác dụng trị bệnh, mà một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
Với những người có sẵn cơ địa bị viêm gan thì nên sử dụng tỏi với liều lượng vừa phải bởi tỏi cũng có đặc tính cay, nóng. Nó có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng viêm của gan nếu bạn quá lạm dụng thảo dược này.
Người bị bệnh tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Người bị bệnh thận: Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
* Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi
- Không ăn cả tép tỏi nguyên
-Không ăn tỏi mọc mầm: Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
- Không ăn tỏi khi đói, sẽ kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, ruột, làm ợ nóng có thể gây viêm thực quản.
- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày), không nên ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt.
- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút: Nước tỏi tươi dùng ngoài da có thể gây dị ứng như làm đỏ da hay phồng da ở một số người
- Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.