Sau một thời gian dùng thuốc lá để chữa bệnh viêm dạ dày, bệnh nhân xuất hiện t́nh trạng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khi đi khám men gan tăng vọt.
GS.TS Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ông đă khám, điều trị nhiều ca bệnh viêm gan v́ sử dụng thuốc nam không rơ nguồn gốc.
Mới đây, như trường hợp bệnh nhân L.T.H. (64 tuổi, Thanh Hóa) đến khám trong t́nh trạng mệt mỏi, sốt về chiều, vàng da, vàng mắt...
Bệnh nhân có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản độ A và viêm loét dạ dày HP nhưng không đi khám, điều trị ở bệnh viện. Ngược lại, cứ thấy ai mách thuốc ở đâu tốt là cô lại mua về uống để điều trị bệnh dạ dày.
Lần này, được người bạn giới thiệu một thầy lang "mát tay" bốc thuốc chữa dạ dày, nên cô đă nhờ mua để sắc uống.
Uống thuốc thời gian đầu thấy cũng đỡ đỡ, nhưng càng về sau càng thấy mệt mỏi, chán ăn, da vàng.
Khi đi khám, bác sĩ thực hiện khám lâm sàng kèm với các xét nghiệm và thăm ḍ chức năng cho thấy, men gan của bệnh nhân tăng lên rất cao. Bác sĩ đă kê đơn điều trị hạ men gan đồng thời tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt.
Theo GS Long, việc sử dụng thuốc tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ khiến nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn như viêm gan cấp, suy gan cấp hoặc viêm gan mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc bệnh đường mật...
GS Long khẳng định, bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc đông y, thuốc nam đều có thể gây độc cho gan nếu dùng tùy tiện, thuốc không rơ nguồn gốc xuất xứ, không chuẩn liều lượng. Tùy cơ địa và từng t́nh trạng bệnh lư cụ thể sẽ có những chỉ định về liều lượng và thời gian sử dụng khác nhau. Hơn nữa, một số loại cây thuốc nam chứa những hoạt chất có thể trị bệnh được, nhưng cũng có nhiều chất không những không có tác dụng mà c̣n gây áp lực đào thải lên gan.
Có những loại thuốc nam không rơ nguồn gốc, chế biến bằng phương pháp thủ công nên chưa loại bỏ hết độc tính trong thuốc. Hoặc một số cơ sở nhập nguyên liệu không rơ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng nên có thể c̣n tồn dư hàm lượng kim loại nặng, thuốc trừ sâu…. đều gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nguy hiểm hơn, có những cơ sở sản xuất chui c̣n lạm dụng lưu huỳnh (chất bảo quản độc hại bị nghiêm cấm) xông khô để chống ẩm mốc, giúp bảo quản được lâu, điều này nguy hiểm vô cùng. Khi đi vào cơ thể chất lưu huỳnh sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tăng nguy cơ tai biến, suy gan, suy thận, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Theo GS Long, thuốc nam cũng rất tốt nhưng người bệnh lưu ư nên tới các cơ sở y tế y học cổ truyền uy tín để thăm khám và điều trị. Khi uống bất cứ một loại thuốc ǵ, từ thuốc nam hay thuốc tây cũng phải tuân thủ điều lượng, uống bừa băi có thể gây độc cho gan.
VietBF@sưu tập
|