Dồn vũ khí đến sát Đài Loan, Trung Quốc liệu có phát động tấn công? Trong thời gian qua, các hoạt động quân sự rầm rộ của Trung Quốc gần Đài Loan cho thấy lập trường cứng rắn hơn của Bắc Kinh. Giới quan sát nhận định Trung Quốc không có lư do để phát động chiến tranh v́ một cuộc chiến nếu nổ ra sẽ chỉ càng làm các vấn đề nội tại của Trung Quốc trở nên tầm trọng hơn.
Chiến đấu cơ Đài Loan theo sát máy bay ném bom Trung Quốc.
Hôm 18.10, Trung Quốc đă đưa tên lửa siêu thanh DF-17 tới các căn cứ ven biển ở vùng đông nam, động thái được cho là nhằm chuẩn bị vũ khí cho một cuộc xung đột tiềm tàng ở eo biển Đài Loan.
H́nh ảnh vệ tinh cho thấy, các căn cứ của lực lượng Thủy quân lục chiến Trung Quốc và lực lượng tên lửa ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông đều được mở rộng, theo Andrei Chang, tổng biên tập tạp chí quân sự Kanwa Defence Review (Canada).
Ông Chang nói thêm, Trung Quốc đă huy động tên lửa pḥng không S-400 mua của Nga đến vùng ven biển để đối phó mọi cuộc tấn công của Đài Loan.
Trước đó, Trung Quốc cũng mở cuộc tập trận quân sự rầm rộ gần eo biển Đài Loan, mô phỏng một cuộc đổ bộ chiếm đảo. Suốt từ tháng trước, các máy bay ném bom và chiến đấu cơ Trung Quốc liên tục áp sát Đài Loan. Tần suất các máy bay Trung Quốc xâm nhập vùng nhận dạng pḥng không mà Đài Loan lập ra, gần như là mỗi ngày.
Tất cả những sự thay đổi trên bắt đầu kể từ khi quan hệ Mỹ-Đài Loan gần gũi hơn.
Hồi tháng 8, Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar đă đến thăm ḥn đảo và là quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến Đài Loan sau 41 năm. Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lănh thổ không thể tách rời và sẽ phải thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết.
Hoạt động leo thang quân sự của Trung Quốc có thể nhằm gây sức ép lên giới lănh đạo Đài Loan, khiến ḥn đảo gặp khó trong việc đề ra quyết sách, Derek Grossman, nhà phân tích quân sự tại công ty RAND ở Mỹ, nhận định.
“Trung Quốc đang huy động lực lượng, vũ khí, cũng như tăng tần suất chiến đấu cơ áp sát Đài Loan, biến những mối đe dọa trên trở thành chuyện xảy ra thường ngày, khiến Đài Loan không thể biết khi nào th́ một cuộc chiến thực sự nổ ra”, Grossman nói. “Trung Quốc cũng muốn thử phản ứng để xem lực lượng quân sự Đài Loan sẽ ứng phó như thế nào, qua đó t́m kiếm sơ hở của đối phương.
Timothy Health, một chuyên gia nghiên cứu quốc pḥng của RAND, nói Trung Quốc sẽ c̣n tiếp tục áp dụng chiến thuật khiêu khích, gây rối và bắt nạt nhằm gây sức ép lên ḥn đảo. Đây là động thái thể hiện rằng Trung Quốc muốn Đài Loan chấp nhận thống nhất để đổi lấy an ninh và ḥa b́nh.
“Thực ra những hành động trên của Trung Quốc không tạo ra nguy cơ chiến tranh như vẻ bề ngoài, cũng nhằm chứng minh với dư luận trong nước là Bắc Kinh không khoanh tay đứng nh́n trong vấn đề Đài Loan”, chuyên gia Health nhận định.
Health tin rằng Trung Quốc không có ư định phát động chiến tranh v́ vấn đề kinh tế và chính trị trong nước, đặc biệt là sau những hệ quả mà đại dịch Covid-19 gây ra.
“Bắc Kinh có thể sẵn sàng chấp nhận một cuộc khủng hoảng quân sự, nhưng sẵn sàng cho chiến tranh th́ lại là chuyện hoàn toàn khác”, chuyên gia Health nói. “Phát động chiến tranh ở thời điểm hiện tại chỉ càng khiến các vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối phó trở nên tồi tệ hơn.
“T́nh h́nh Đài Loan giờ đây đă khác xưa nhiều. Cánh cửa thu hồi Đài Loan trong ḥa b́nh ngày càng hẹp. Nhưng so với chiến tranh, vẫn c̣n một lựa chọn khác, đó là gây sức ép để buộc Đài Loan phải quy phục. Phương án này không chỉ giúp giảm thương vong mà c̣n giảm tối đa chi phí so với phát động chiến tranh”, Wang Zaixi, cựu tướng quân đội Trung Quốc, nhận định.
Bằng các hoạt động quân sự, Trung Quốc cũng gửi thông điệp rằng, nước này không chấp nhận mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Mỹ và Đài Loan, các chuyên gia nói trên SCMP.
VietBF@ sưu tầm.