Tác giả Dominique Moïsi trên Les Echos phân tích về « Hai cuộc chiến tranh lạnh của nước Mỹ », đặt câu hỏi liệu Mỹ có khả năng tiến hành hai cuộc chiến cùng một lúc : một với Trung Quốc ở châu Á, và một với Iran ở Trung Đông hay không ?
Vào thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, các chiến lược gia đều nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là đại cường duy nhất trên thế giới có thể lao vào hai cuộc xung đột cùng một lúc. Và đó là xung đột quân sự. C̣n ngày nay, khi chiến tranh kinh tế đang trở thành một h́nh thái thay thế cho chiến tranh trên chiến trường, th́ như thế nào ? Liệu có thể định nghĩa việc trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Iran là một dạng chiến tranh chọn lựa, c̣n trừng phạt Hoa Vi (Huawei) là một cuộc chiến cần thiết ?
Nói cách khác, ông Donald Trump có thể không phải là một tổng thống tốt cho nước Mỹ, nhưng chính sách đối với Trung Quốc của ông hàm chứa các yếu tố tích cực. Cần phải có một tiếng nói cất lên để chấm dứt thái độ sai trái, không thể chấp nhận được của Bắc Kinh.
Vấn đề là ở chỗ Mỹ không hành động nhân danh lợi ích chung như trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, mà chỉ v́ nước Mỹ, không quan tâm đến trật tự đa phương. Về phía châu Âu, vừa hài ḷng v́ rốt cuộc có được một nhân tố nặng kư lớn tiếng với Trung Quốc, lại vừa sợ đến lượt ḿnh sẽ là mục tiêu của Washington trong tương lai.
Để làm rơ t́nh h́nh địa chính trị hiện nay, cần phải hiểu được mục tiêu của mỗi bên. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Iran muốn ǵ ?
Đối mặt với Trung Quốc, Hoa Kỳ muốn tái khẳng định vị thế đại cường số một. Tất nhiên thế giới không c̣n đơn cực như trong suốt một thập niên, từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 cho đến khi ṭa tháp đôi ở Manhattan bị tấn công năm 2001. Nhưng nước Mỹ không thể chấp nhận ư tưởng đang được phố biến rộng răi, rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của Mỹ, c̣n thế kỷ 21 là của Trung Quốc.
Về quân sự, Trung Quốc c̣n rất lâu mới có thể sánh ngang hàng được với Mỹ. Về kinh tế, tăng trưởng của Mỹ đă bật lên một cách ngoạn mục, trong lúc Trung Quốc sa sút đáng kể. Nhưng về công nghệ, Bắc Kinh đă ngoi lên, thậm chí c̣n tiến bộ vượt bực trong một số lănh vực chiến lược. Liệu có thể để cho một cường quốc độc tài tha hồ lợi dụng các thông tin độc quyền sở hữu, hay để loại vũ khí hủy diệt khủng khiếp trong tay một chế độ cực đoan ?
Ư định của Mỹ rất rơ : ngăn trở Trung Quốc tại châu Á và lật đổ chế độ của các giáo chủ Hồi giáo tại Trung Đông, với nguy cơ Trung Quốc sẽ lo tự cung tự cấp, và tăng sức mạnh cho phe cứng rắn ở Iran.
Ư đồ của Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với Hoa Kỳ : khẳng định tính vượt trội, thậm chí bước đầu là khống chế toàn bộ châu Á, tiếp đến là tiến lên đại cường số một thế giới. Bắc Kinh sẽ áp đặt mô h́nh toàn trị, tập trung quyền lực vào trung ương ; và xa hơn nữa, là nền văn minh Trung Hoa sẽ phải đứng trên mô h́nh dân chủ, nền văn minh phương Tây.
Bắc Kinh vừa công lại vừa thủ. Cần phải duy tŕ một chế độ có cấu trúc đầy nghịch lư : vừa cộng sản vừa tư bản. Như vậy phải kiểm sát chặt chẽ xă hội đồng thời duy tŕ tăng trưởng, và dân tộc chủ nghĩa cao độ. C̣n Teheran mở rộng ảnh hưởng trong khu vực, và chọn lựa cung cách khiêu khích thường xuyên để bảo đảm sự sống c̣n cho một chế độ rất dễ tổn thương.
Cả Washington lẫn Bắc Kinh, Teheran đều không muốn chiến tranh, nhưng tất cả đều đang đùa với lửa. Từ Biển Đông cho đến vùng Vịnh Ba Tư, nguy cơ bất ngờ xảy ra chiến tranh ngày càng lớn, nếu mỗi bên tự đánh giá quá cao nước cờ của ḿnh và coi thường đối thủ.
Một cách khách quan, các lá bài của Mỹ đều « trên cơ » Trung Quốc, và đối với Iran th́ lại càng vượt trội, cả về quân sự lẫn kinh tế. Nhưng khả năng chịu đựng của người dân Trung Quốc th́ bền bỉ hơn, cộng với xu hướng dân tộc chủ nghĩa, c̣n chế độ Iran cũng kích thích dân chúng không để bị « đế quốc Mỹ » sỉ nhục.
Ngược lại, chính quyền Mỹ phải đối mặt với sự chống đối của công dân nếu lao vào các cuộc xung đột. Trong bối cảnh đó, vũ khí kinh tế tỏ ra ít tốn kém mà lại hiệu quả hơn. Tuy nhiên lại bao hàm nguy cơ chiến tranh kinh tế bất chợt biến thành chiến tranh thực sự. Với một câu hỏi nhức nhối : xung đột sẽ xảy ra trên Biển Đông hay tại Vùng Vịnh ?
Nguồn net